Bài văn khấn thổ công và gia tiên mùng 1 #ĐÚNG nhất

Thu gọn
Mục lục

Trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt thì Thổ Công và Gia tiên sẽ được lập bàn thờ riêng trong mỗi gia đình, cũng như sẽ được thờ cúng vào những rằm hay mùng 1, ngày lễ, Tết quan trọng. Văn khấn thổ công và gia tiên ngày rằm cũng được chú trọng hơn trong những ngày này. Hãy cùng tham khảo bài cúng thổ công và gia tiên trong nội dung chia sẻ dưới đây. 

Advertisement

1. Tại sao cần chuẩn bị văn khấn thổ công và gia tiên ngày rằm

Phong tục cúng thổ công và gia tiên vào các ngày lễ, Tết, rằm, mùng 1, ngày giỗ chạp như là một truyền thống uống nước nhớ nguồn. Cúng thổ công và gia tiên là cách thức thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn tới tổ tiên và các vị thần linh.

Tục người Việt Nam ta hay lập bàn thờ thổ công và gia tiên nhằm tưởng nhớ tới những người thân đã mất trong gia đình, việc thờ cúng nhằm mong các linh hồn đã khuất ở thế giới bên kia luôn được đầy đủ, sung túc. Lập bàn thờ cúng thổ công nhằm cầu mong sự bình an, được phù hộ độ trì của các vị thần linh.

Do đó, ngoài việc chuẩn bị các lễ vật cúng ra thì chuẩn bị văn khấn thổ công gia tiên ngày mùng 1 luôn cần phải chú trọng. Bởi tâm có thành thì cúng mới thiêng, mà sự thành tâm được thể hiện trong lời văn của bài cúng. Bởi vậy mà bài văn khấn thổ công gia tiên ngày rằm, ngày mùng 1 cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, tôn nghiêm trước đó.


Cách chuẩn bị lễ vật cúng thổ công và gia tiên

2. Cách chuẩn bị lễ vật cúng thổ công và gia tiên

Đa phần trong tục lập bàn thờ của người Việt ta thường lập bàn thờ thổ công riêng và bàn thờ gia tiên riêng.

Thế nhưng, vì một số lý do nào đó, cũng có rất nhiều gia đình lập chung một bàn thờ và thường cúng bái chung. Dưới đây là một số lễ vật cơ bản nhất cần chuẩn bị khi cúng thổ công và gia tiên vào các ngày rằm, mùng 1, Tết (Tết Nguyên Đán thì cần chuẩn bị tươm tất hơn):

  • Hoa quả tươi
  • Hương nến
  • Cau trầu
  • Bánh kẹo
  • Rượu, chè, nước ngọt
  • Vàng mã
  • Có thể thêm cỗ cúng chay hoặc cúng mặn. Ngày rằm và mùng 1 thì không cần thiết
  • Văn khấn gia tiên mùng 1 hôm rằm

Ngoài ra, còn phải cần chuẩn bị bài văn khấn thổ công gia tiên ngày mùng 1 bằng cách viết ra giấy hoặc học thuộc để có thể đọc chơn chu và thành tâm nhất.

THAM KHẢO THÊM:

Quý bạn có thể xem thêm thông tin hay về ngày Thần tài là ngày nào, cúng gì và những lưu ý không phải ai cũng biết để cầu tài lộc năm nay.

3. Bài văn khấn thổ công và gia tiên ngày rằm, mùng 1

Dưới đây là mẫu bài văn khấn thổ công gia tiên ngày rằm, ngày mùng 1 thường được sử dụng nhiều nhất khi khấn cúng:

“Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Con kính lạy các ngài Tôn Thần cai quản trong xứ đất này.

Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ, Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.

Tín chủ con tên là…. 

Tuổi … 

Ngụ tại:.....

Ngày hôm nay là ngày… tháng…. năm… (âm lịch)

Đệ tử con cùng con cháu trong nhà xin được thành tâm sắm sửa hương hoa lễ vật, kính dâng trước án. 

Hôm nay, nhân ngày ….(nêu rõ là ngày gì, ví dụ như ngày rằm tháng 7 hoặc ngày mùng 1 đầu tháng,...) con xin được thắp nén tâm nhang, đọc văn khấn thổ công và gia tiên ngày rằm bằng tấm lòng thành, con xin cúi lạy kính mời Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần nghe thấu tâm can, giáng lâm trước án, đáp lễ lời mời, thụ hưởng lễ vật.

Con cũng xin được cúi lạy kính mời các vong linh nội tộc, ngoại tộc cùng về thụ hưởng lễ vật cùng con cháu.

Tín chủ con cùng toàn gia xin được cúi lạy cầu xin các vị Chư Thần cùng các vị tổ tiên phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con luôn được mạnh khỏe, bình an, công việc tốt lành, vạn sự như ý.

Đệ tử con lễ bạc tâm thành, cúi lạy thành tâm kính lễ các vị thần linh, các vị tổ tiên, kính lạy cầu xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)”

Lưu ý: Mẫu bài văn cúng thổ công và gia tiên trên đây được dùng riêng cho các gia đình lập chung bàn thờ thổ công và bàn thờ gia tiên trong nhà. Với những gia đình lập riêng thì cần sử dụng bài văn khấn khác.

Ho vọng, mẫu bài văn khấn thổ công và gia tiên ngày rằm trên đây đã giúp gia chủ chuẩn bị được bài cúng đầy đủ, tôn nghiêm nhất trong những dịp cúng bái quan trọng trong nhà. Cùng tham khảo thêm các mẫu văn khấn khác được đăng tải trên website Tử Vi Đông Tây của chúng tôi nhé.

Cùng chuyên mục