#CÁCH tỉa chân nhang #ĐÚNG nhất & Văn khấn sau khi rút chân hương

Thu gọn
Mục lục

Trong văn hóa người Việt, dù là theo đạo gì thì mỗi gia đình đều có lập bàn thờ để thờ cúng thần linh, gia tiên. Vì một số lí do nào đó mà bạn đang muốn tỉa chân nhang, rút hết chân hương trên bàn thờ. Tuy nhiên, khi muốn rút chân hương cần lưu ý điều gì? văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên, văn khấn sau khi rút chân hương bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng hay chưa? Hãy tham khảo nội dung chia sẻ dưới đây để biết rõ hơn nhé.

Advertisement

1. Một số lưu ý khi xin rút chân hương và văn khấn sau khi tỉa chân nhang

Tại nước ta, bàn thờ là nơi vô cùng thiêng liêng trong đời sống tâm linh người Việt. Và trên bàn thờ có một đồ vật không thể thiếu được đó chính là bát chân hương, dùng để cắm nhang sau khi thắp.

Bát hương có ý nghĩa quan trọng, là nơi để chúng ta gửi gắm lòng thành kính, biết ơn, tưởng nhớ tới các bậc bề trên. Do đó, khi xin tỉa chân nhang, chúng ta cần lưu ý một số điều như sau:

  • Cần chọn ngày tốt, giờ tốt để tỉa chân nhang
  • Trước khi tỉa chân hương cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc lịch sự
  • Người tỉa chân nhang thường là gia chủ trong gia đình hoặc là người có tính cách ngay thẳng, bộc trực, lương thiện.
  • Cần chuẩn bị một số lễ vật cúng trước khi xin tỉa chân nhang
  • Khi tỉa chân nhang cần để lại số lẻ chân nhang như 1, 3, 5, 9 chứ không để lại số chân nhang chẵn. 
  • Sau khi tỉa chân nhang cần để lại bát hương lên bàn thờ đúng vị trí cũ
  • Cần chuẩn bị bài văn khấn xin tỉa chân nhang và sau khi rút chân hương.


Cách tỉa chân nhang và bài khấn rút chân hương #ĐÚNG nhất

2. Cách cúng xin rút tỉa chân nhang

2.1. Một số lễ vật cần chuẩn bị khi xin tỉa chân nhang

Khi muốn xin tỉa chân nhang, gia chủ cần lau dọn bàn thờ sạch sẽ và chuẩn bị, sắp xếp ngay ngắn các lễ vật sau lên bàn thờ:

  • Hoa quả tươi
  • Tiền vàng mã
  • Trầu cau
  • Bánh kẹo
  • Rượu, nước
  • Cỗ cúng (cỗ mặn hoặc là cỗ chay).

2.2. Cách cúng tỉa chân nhang

Sau khi lau dọn bàn thờ, gia chủ đặt các lễ vật cúng lên bàn thờ ngay ngắn và thắp một nén hương. Sau đó đọc bài văn khấn rút chân nhang. Đọc vái xong thì bắt đầu hạ các đồ trên bàn thờ xuống lau dọn, dùng hai tay để rút chân nhang.

Thường thì người ta sẽ để lại 5 cây nhang với ý nghĩa “ngũ hành tề tụ”. Sau khi lau dọn và rút chân nhang xong thì đặt lại các đồ vật, bát hương lại vị trí cũ (tuyệt đối không được tự ý thay đổi vị trí các đồ vật trên bàn thờ cúng) và đọc văn khấn.

Tết đến gần, cũng là lúc các gia chủ chuẩn bị các bài văn khấn, tổ tiên, có thể tham khảo:

3. Bài văn khấn xin tỉa chân nhang, văn khấn sau khi rút chân hương

3.1. Văn khấn rút tỉa chân nhang

“Con Nam Mô A Di Đà Phật 

Con Nam Mô A Di Đà Phật

Con Nam Mô A Di Đà Phật

Tín chủ con tên là.........................................................................................................................

Cư ngụ tại:.................................................................................................................

Hôm nay ngày .. tháng .. năm … (âm lịch), tín chủ con và toàn thể con cháu trong nhà tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn đã để hương án có chút bụi bẩn, không được xanh yên .

Tín chủ con xin kính cáo với các chư Vị (thần linh hoặc là gia tiên tùy theo bàn thờ thờ cúng của nhà mình…), nay con chọn đc ngày lành tháng tốt, nhân tiện con cúi lạy, kính xin các vị ơn trên cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm, thanh tịnh hơn.

Kính mong các chư vị chấp thuận. Con cũng xin các vị tạm ẩn tạm lánh, để cho con lau dọn bàn thờ, con xin đọc văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên để cho bàn thờ được thanh tịnh, cho âm phần được an yên, cho gia cư được bình an. Cho cung tài không động, cung lộc không tiêu hao.

Chúng con người trần mắt thịt, có gì không phải xin được lượng thứ.

Con Nam Mô A Di Đà Phật 

Con Nam Mô A Di Đà Phật

Con Nam Mô A Di Đà Phật”

Khấn cúng xong thì vái 3 vái , cắm 3 nén hương , đợi tuần hương tàn rồi bắt đầu lau dọn và rút chân nhang.

3.2. Văn khấn sau khi rút chân hương

Sau khi lau dọn, rút chân hương xong thì đặt lại bát hương, mọi thứ lên bàn thờ, thắp 9 nén hương và bắt đầu đọc bài khấn cúng sau khi rút chân nhang:

“Con Nam Mô A Di Đà Phật 

Con Nam Mô A Di Đà Phật

Con Nam Mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. 

Tín chủ con tên là.........................................................................................................................

Cư ngụ tại:.................................................................................................................

Hôm nay ngày .. tháng .. năm … (âm lịch)

Nay con chọn được ngày lành tháng tốt, giờ tốt để sái thịnh lại bát chân hương. Con xin đọc văn khấn sau khi rút chân hương để kính cáo nay việc đã thành, con xin cúi lạy kính mời các vị các ngài hồi vị hương án cho toàn gia chúng con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.

Con cũng xin kính lạy, cầu xin ơn trên giáng lâm phù hộ, độ trì, cầu nguyện cho toàn gia chúng con được bình an, may mắn, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành. Trần gian mắt thịt, chúng con có điều chi chưa phải, mong các vị bề trên bao dung lượng thứ.

Con xin cẩn cáo!

Con Nam Mô A Di Đà Phật 

Con Nam Mô A Di Đà Phật

Con Nam Mô A Di Đà Phật”

Trên đây là nội dung bài văn khấn xin tỉa chân nhang và văn khấn rút chân nhang một cách đầy đủ, chi tiết và thành kính nhất. Hãy chia sẻ bài viết để nhiều người cùng biết tới thông tin hữu ích này nhé. Tuvidongtay.com cảm ơn quý bạn đã quan tâm@

Cùng chuyên mục