[Mới Nhất] Văn khấn Thổ Công chi tiết đầy đủ tại gia đình

Thu gọn
Mục lục

Thổ Công là vị thần được người dân Việt Nam thờ cúng trong mỗi gia đình và cực kỳ chú trọng trong việc lập bàn thờ Thổ Công cũng như chuẩn bị văn khấn Thổ Công kỹ lưỡng, chu đáo. Vậy bài văn cúng Thổ Công có nội dung như thế nào?

Advertisement

Xem thêm: Như đã biết việc cúng lễ các thần là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Vì vậy thông tin về Ngà Thần tài như nên cúng gì, cần lưu ý gì, tất cả có tại: Ngày vía Thần tài là ngày nào năm 2024?

1. Tại sao cần chuẩn bị văn khấn Thổ Công

Theo đời sống văn hóa tâm linh nước ta thì Thổ Công được xem là vị thần quan trọng trong nhà, có nhiệm vụ trông coi nhà cửa, không cho ma quỷ quấy nhiễu trong gia đình. Thổ Công gồm có 3 vị thần, nhận trọng trách 3 nhiệm vụ khác nhau:

Thần Thổ Công: Trông coi việc bếp núc

Thần Thổ Địa: trông quản đất đai trong nhà

Thần Thổ Kỳ: trông coi việc bếp núc phụ nữ hoặc cai quản sinh sản các vật trong vườn nhà

Cứ vào dịp lễ tết hoặc ngày mùng 1 đầu tháng, ngày rằm hàng tháng, ngày 23 tháng chạp cuối năm thì mỗi gia đình đều sắm lễ cũng như chuẩn bị bài khấn để cầu xin các thành viên trong nhà luôn được bình an, may mắn, làm ăn thuận lợi, mọi việc tốt lành,... 

Lời văn khấn chính là cách thức thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn cũng như thể hiện tâm nguyện, lời thỉnh cẩu của gia chủ tới thần Thổ Công Thổ Địa. Do đó, không được xem nhẹ trong việc chuẩn bị văn khấn quan Thổ Công trong các ngày lễ mà cần chuẩn bị chu đáo, tôn nghiêm.


Tại sao cần chuẩn bị văn khấn cúng quan Thổ Công?

2. Cách chuẩn bị lễ vật cúng Thổ Công

Thông thường, gia đình Việt thường sắm lễ và đọc bài văn khấn Thổ Công vào các ngày Tết, ngày mùng 1, ngày rằm, ngày giỗ, ngày 23 tháng chạp cuối năm. Tùy theo từng phong tục tập quán mỗi nhà, mỗi vùng miền mà các lễ vật cũng được chuẩn bị khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số lễ vật chung nhất mà mỗi gia đình cần chuẩn bị khi sắm lễ cúng Thổ Công:

  • Hương nến
  • Cau trầu
  • Rượu, chè, nước ngọt
  • Bánh kẹo
  • Hoa quả tươi
  • Vàng mã (nên chuẩn bị 3 bộ đồ cúng ông công ông Táo)
  • Cỗ cúng (cúng chay hoặc cúng cỗ các món ăn mặn)

Dù là lễ vật cúng gì thì quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành. Có thành tâm thì mới được các vị thần linh chứng giám và phù hộ độ trì. Hơn nữa, bạn cần chuẩn bị trước bài văn khấn quan Thổ Công Thổ Địa bằng cách chép ra giấy hoặc đọc thuộc nhé. 

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

3. Bài văn khấn Thổ Công - Đầy đủ, chi tiết

Ngày nay, có rất nhiều văn cúng thổ công được đăng tải trên các diễn đàn khác nhau. Nhưng chung quy lại vẫn là muốn thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn cũng như thể hiện ước nguyện được phù hộ độ trì, bình an, vô sự, may mắn trong lời văn khấn ngày rằm.

Dưới đây là mẫu bài văn cúng Thổ Công đầy đủ và chi tiết, được sử dụng trong các lễ cúng Thổ Công, mời quý bạn cùng tham khảo:

“Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Con kính lạy các ngài Tôn Thần cai quản trong xứ đất này.

Tín chủ con tên là…. 

Tuổi … 

Ngụ tại:.....

Ngày hôm nay là ngày… tháng…. năm… (âm lịch)

Đệ tử con cùng con cháu trong nhà xin được thành tâm sắm sửa hương hoa lễ vật, kính dâng trước án. Con xin được tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con được bình an vô sự  trong thời gian qua.

Hôm nay, con xin được thắp nén tâm nhang, đọc văn khấn Thổ Công bằng tấm lòng thành, cúi lạy kính mời Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần nghe thấu tâm can, giáng lâm trước án, đáp lễ lời mời, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con cùng toàn gia xin được cúi lạy cầu xin các vị Chư Thần phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con luôn được bình an vô sự, làm ăn may mắn, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.

Đệ tử con lễ bạc tâm thành, cúi lạy thành tâm kính lễ các vị thần linh, kính lạy cầu xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)”

Lưu ý: Mẫu bài văn khấn quan thổ công trên đây được dùng riêng cho các gia đình lập bàn thờ Thổ Công riêng trong nhà. Với những gia đình lập chung bàn thờ Thổ Công và gia tiên thì sử dụng mẫu văn khấn cúng khác.

Trên đây là nội dung bài văn khấn Thổ Công. Mời quý bạn cùng tham khảo thêm các mẫu văn cúng khác trên website Tử Vi Đông Tây để khi khấn cúng thần linh, tổ tiên vào các dịp lễ quan trọng được thành tâm, trang trọng nhất.

Cùng chuyên mục