Năm 2023 cúng 30 Tết như thế nào sao cho - #ĐÚNG và #CHUẨN Việt Nam

Thu gọn
Mục lục

Mâm cúng ngày 30 Tết là mâm lễ rất quan trọng không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về của mọi gia đình Việt Nam. Vậy bạn có biết trong năm 2023 mâm cúng 30 Tết cần những gì không? 

Advertisement

1. Ý nghĩa của mâm cúng ngày 30 Tết

Cúng 30 Tết như thế, 30 Tết cúng những gì và ý nghĩa của mâm cúng ngày 30 Tết? Tất niên là sự đánh dấu kết thúc một năm và sự chuyển giao giữa năm cũ với năm mới. Đó cũng là bữa cơm đoàn viên giữa mọi người trong gia đình.

Vào ngày 30 Tết những người trong nhà sẽ sum họp lại để, chuẩn bị mâm cúng ngày Tết và ăn bữa cơm đoàn viên sau một năm làm việc và học tập bận rộn.

Bên cạnh đấy nó còn có ý nghĩa là đón nhận 1 năm mới bình an, làm ăn phát đạt xua tan những thứ không may mắn trong năm vừa rồi.

Theo văn hóa người Việt thì ngày cầu vía Thần Tài nhằm cầu lộc, cầu tài cho công việc kinh doanh của mình trong năm là điều thiết yếu. Vậy bạn đã biết ngày vía Thần Tài là ngày nào năm 2023 hay chưa?  ​​

2. Thời gian tốt nhất để cúng Tất niên 

Thông thường mọi người sẽ không tiến hành vào ngày 30 tháng Chạp. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người bận rộn không sắp xếp được thời gian, công việc chính vì vậy có thể cúng sớm hơn vào những những ngày 29,28,27 âm lịch.

Ngày lành để cúng Tết

Nhiều người cho rằng khung giờ hoàng đạo là (9h-11h) và (17h-19h)  tuyệt đối không nên cúng vào khoảng thời gian (12h-1h) và phải hoàn thành xong trước 22h.  

3. Cúng 30 Tết như thế nào?    

Cúng 30 Tết gồm những gì? Ngày 30 Tết nên cúng gì? Cúng 30 như thế nào thông thường mâm lễ cúng 30 Tết sẽ bao gồm:

  • Giấy tiền, vàng mã
  • Nến, hương
  • Mâm ngũ quả
  • Rượu trà, trầu cau
  • Hoa ( hoa ly, hoa dơn, hoa huệ, hoa cúc, hoa lan…)
  • Một mâm cúng đầy đủ các món ăn đậm ngày Tết

4. Mâm cơm cúng ngày Tết giữa 3 miền khác nhau như nào?

Mâm cúng 30 Tết cần những gì và sự khác nhau của 3 miền như thế nào? Mỗi miền đều có những phong tục tập quán khác nhau cũng chính vì vậy trong mâm cúng của mỗi miền đều có sự phong phú đa dạng với từng vùng miền mà họ sinh sống.

4.1. Mâm cơm cúng Miền Bắc: 

Dịp Tết đến xuân về ở miền Bắc thường rất lạnh vì thế mâm cỗ cúng chiều 30 miền bắc bao gồm các món ăn rất đặc trưng như:

  • Bánh chưng đi kèm với củ kiệu
  • Chả lụa
  • Canh măng hầm xương
  • Thịt gà luộc
  • Xôi
  • Thịt đông 
  • Thịt bò xào với rau củ 


Mâm cơm cúng 3 Miền

4.2. Mâm cơm cúng Miền Trung: 

Mặc dù Miền Trung vào dịp tết cúng khá lạnh tuy nhiên không đặc trưng như ở miền Bắc. Người miền Trung bình dị, mộc mạc coi trọng sự thành tâm “có gì thảo nấy” mà dâng lên ông bà.

  • Thịt heo luộc
  • Bánh Tét
  • Thịt gà luộc
  • Xôi
  • Giá chua
  • Gà bóp rau răm
  • Giò lụa Huế
  • Miến Huế
  • Bát ninh măng khô

 4.3. Mâm cơm cúng Miền Nam: 

Mâm cỗ cúng tất niên miền Nam cũng rất nhiều món ăn ngon đặc trưng như:

  • Thịt kho tàu gồm có thịt heo, trứng với nước dừa.
  • Bánh tét
  • Canh măng
  • Gỏi tôm
  • Nem cuốn  
  • Khổ qua nhồi thịt
  • Thịt heo luộc 

5. Mẫu bài khấn ngày 30 Tết - Đúng nghi lễ Việt Nam

Ngoài tìm hiểu cúng 30 Tết như thế nào thì việc tìm hiểu văn khấn cũng rất là quan trọng. Theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam, văn cúng Lễ tất niên chiều 30 Tết cụ thể như sau:

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần )

Con lạy 9 phương trời, con lạy 10 phương đất

Con lạy chư Phật mười phương, con lạy 10 phương chư Phật

Con lạy

- Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

- Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần

- Con lạy tổ tiên tại vị, tổ khảo, tổ tỷ, bà cô tổ, ông mãnh tại gia, chư vị Hương linh trong họ ( họ gì tự thêm )

Tín chủ con là: ( tên tuổi, năm sinh âm )

Cư trú tại: ( địa chỉ )

Hôm nay là 30 tháng Chạp năm .....

Gia quyến còn cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Vì vậy chúng con nhất tâm nhất niệm, lễ bạc tâm thành, khang ninh soạn sửa, dâng lên trước án.

Kính mời các Vị các Ngài chứng giám thành tâm, cảm tạ ơn dầy, đại xá tội lỗi cho chúng con trong năm vừa qua.

6. Bốn lưu ý nhỏ mà không hẳn ai cũng biết khi cúng ngày 30 Tết

  • Thứ nhất: không nên cười đùa trong lúc cúng. Đó là điều tối kỵ trong lúc làm lễ. Nếu nói to ,nói lớn sẽ được coi là hành động bất kính. Cho nên là khoảng thời gian làm lễ nên nói năng nhẹ nhàng, lịch sự không dùng ngôn từ thô tục.
  • Thứ hai: phải chuẩn bị lễ cúng trước khi ăn cơm tất niên. Có nhiều gia đình bận rộn, không thu xếp được thời gian nên đã nấu vào buổi sáng trưa nhưng như vậy chưa đúng phù hợp nhất vẫn là trước khi ta chuẩn bị đón giao thừa. 
  • Thứ ba: Kiêng kỵ đổ vỡ. Vì dân gian truyền lại sự đổ vỡ trong thời điểm cuối năm và giao thoa đầu năm sẽ làm điềm xui, mang đến vận đen cho sang năm.
  • Thứ tư: tránh bất hòa Trong những ngày cuối cùng của năm, trong gia đình có thể có những xích mích không đáng có do căng thẳng đầu óc, áp lực trong công việc.

Cho nên hãy an ủi, động viên giúp đỡ lẫn nhau, điều đó sẽ giúp không khí trong gia đình sẽ đầm ấm, vui vẻ.

Trên đây là cách chuẩn bị ngày 30 Tết sao cho chuẩn phong tục Việt Nam và một số lưu ý khi làm lễ. Mong rằng bài viết trên của Tử Vi Đông Tây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “cúng 30 Tết cần những gì?” Chúc bạn sẽ có một năm mới vui vẻ cùng gia đình người thân và bạn bè.

Cùng chuyên mục