Văn khấn ông Hoàng Bảy ngắn gọn #đầy đủ #chính #xác NHẤT!

Thu gọn
Mục lục

Với những ai có đời sống tâm linh thờ Mẫu chắc hẳn sẽ biết đến Đền Ông Hoàng Bảy. Tuy nhiên, cũng có không ít người còn xa lạ với đền thờ này. Vậy Ông Hoàng Bảy là ai? Đền Ông Hoàng Bảy ở đâu? Cách đi lễ đền Ông Hoàng Bảy như thế nào? Văn khấn Ông Hoàng Bảy ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Advertisement

Ngoài ra quý bạn có thể tham khảo thêm thông tin về Ngày vía Thần Tài là ngày nào năm 2023, nên cúng gì để cầu may mắn cả năm

Tìm hiểu chung về đền Ông Hoàng Bảy

Ông Hoàng Bảy còn có tên gọi là Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, là vị Thành Hoàng, thuộc Nhạc Phụ. Đền thờ Ông Hoàng Bảy còn có tên gọi là đền Bảo Hà, được xây dựng trên ngọn núi Cấm thuộc xã Bảo Hà, Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. 

Ông Hoàng Bảy là mệnh quan triều đình, nắm giữ nhiệm vụ trấn giữ 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái dưới thời vua Lê. Ông là người có công rất lớn trong việc giúp dân an cư lạc nghiệp. Sau này ông cũng đã vì nhân dân mà hi sinh. Sau khi ông mất, các mệnh quan thời Phong Kiến ban cho ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt”, “Thần Vệ Quốc”. Đền Ông Hoàng Bảy thường nổi tiếng linh thiêng trong việc cầu lộc, công danh, trừ tà,...

Ngày lễ chính của đền Ông Hoàng Bảy vào các dịp đầu năm, ngày rằm tháng giêng và đông đảo nhất là vào ngày 17 tháng 7 âm lịch (được cho là ngày giỗ của Ông Hoàng Bảy). Lễ cúng Ông Hoàng Bảy như thế nào? Văn khấn ông Hoàng Bảy ra sao? Cùng Tử Vi Đông Tây tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Bài văn khấn ông hoàng bảy - Một số lưu ý khi đi lễ ông hoàng bảy.
Bài văn khấn ông hoàng bảy - Một số lưu ý khi đi lễ ông hoàng bảy.

Lễ cúng Ông Hoàng Bảy

Khi đi lễ đền Ông Hoàng Bảy, ngoài việc chuẩn bị bài cúng Ông Hoàng Bảy thì gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật cúng cơ bản sau đây:

  • Hoa quả tươi
  • Bánh kẹo, thuốc lá, chè khô
  • Trầu cau
  • Hương nến
  • Vàng mã
  • Văn khấn lễ đền ông Hoàng Bảy

Nếu có điều kiện thì bạn có thể chuẩn bị thêm cỗ mặn tại nhà. Vàng mã thì có thể mua thêm cỗ ngựa tím cùng quần áo, hia, mũ cúng ông.

Sắm lễ cúng Ông Hoàng Bảy chủ yếu vẫn cốt là ở cái tâm, lòng thành chứ không phải lễ nhiều là tốt. Ngoài lễ cúng ở trên, khi đi lễ gia chủ cần chuẩn bị trước văn khấn Ông Hoàng Bảy ở nhà, có thể đọc thuộc thì càng tốt, không thì ghi chép, in ra giấy nhưng khi khấn cúng xong thì phải hóa đi luôn.

Văn khấn Ông Hoàng Bảy

Dưới đây là mẫu bài văn khấn đền Ông Hoàng Bảy chuẩn chỉ và chi tiết nhất, mời quý bạn cùng tham khảo:

Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy toàn bộ chư Phật Chư Tiên, Chư Thánh

Con lạy Thánh Hoàng Bảy tối linh

Đệ tử con tên là….

Ngụ tại….

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (âm lịch). Đệ tử con thành tâm đọc bài khấn Ông Hoàng Bảy và sửa soạn hương hoa lễ vật, gọi chút lễ bạc lòng thành.Con xin cúi lạy kính dâng lên các vị chư tiên, chư thánh, xin cảm tạ ơn đức của các Ngài đã phù hộ độ trì cho con trong thời gian vừa qua luôn được bình an vô sự.

Hôm nay, đệ tử con đến đây, trước là kính lễ tạ ơn, sau là cúi đầu kính lạy cúi xin các Ngài thương xót, phù hộ cho ….(nêu các điều nguyện ước ra). Một lần nữa, thay mặt toàn thể gia chung chúng con, để tự con xin được các Ngài dang tay cứu giúp.

Con xin cảm tạ ơn đức của Thánh Hoàng Bảy và các vị Chư Thánh, Chư Thần.

Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Những điều cần biết khi đi đền ông Hoàng Bảy

Đi lễ đền ông Hoàng Bảy cầu gì? Cách xin lộc ông Hoàng Bảy như thế nào? Nếu gia chủ muốn đi lễ Đền Ông Hoàng Bảy,gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không cần sắm lễ vật cúng quá cầu kỳ. Việc chuẩn bị lễ vật cúng là tùy thuộc vào điều kiện của từng người, cốt là cái tâm, chứng tâm chứ không chứng lễ. Do đó, khi đi lễ đền bạn không cần quá chú trọng trong việc sắm lễ vật, mà quan trọng là ở tấm lòng thành của chính mình. 
  • Đi đến nơi về đến chốn: khi đi lễ Ông Hoàng Bảy thì bạn nên đi thẳng đường, không nên rẽ la cà quán hoặc tiện thể tham quan du lịch, như vậy được xem là mất thiêng. 
  • Cúng lễ, hãy chờ hương cháy được 2/3 rồi mới hạ lễ: Nhiều người đi lễ cứ vội vội vàng vàng mà hạ lễ ngay. Như vậy là phạm đến các Ngài. Nên chờ hương cháy tối thiểu được 2/3  cây nhang thì mới được hạ.
  • Không tranh giành, cướp lễ cúng của người khác: Khi đi lễ Ông Hoàng Bảy, hãy là một người sống có văn minh, chỉ nên hạ lễ cúng của nhà mình, không tranh giành cướp giật lễ cúng của nhà khác.
  • Không nên rải tiền lẻ khắp đền: tiền lẻ bạn nên để góp vào hòm công đức hoặc nếu góp công đức cũng không nên mong được chứng giám, công nhận.
  • Nếu văn khấn Ông Hoàng Bảy được in ra giấy hoặc ghi chép ra giấy khi cúng xong phải hóa đi luôn.

Trên đây là nội dung bài khấn Ông Hoàng Bảy đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn chuẩn bị được bài văn khấn Ông Hoàng Bảy một cách tôn nghiêm và thành tâm khi muốn đến đây xin lộc, cầu danh. Chúc quý bạn luôn bình an, mạnh khỏe và thành công!

Cùng chuyên mục