Bài văn khấn Bà Chúa Kho năm 2023 #Đầy Đủ nhất

Thu gọn
Mục lục

Bạn đang tìm văn khấn đền bà chúa kho sao cho đúng cách? Không cần tìm đâu xa, ngay trong nội dung bài viết dưới đây, gia đình là vô giá sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về đền Bà Chúa Kho cũng như nội dung bài văn khấn Bà Chúa Kho năm 2023 một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

Advertisement

1. Tìm hiểu chung về đền Bà Chúa Kho?

Đền Bà Chúa Kho được đặt tại lưng chừng núi Kho, thuộc khu Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền Bà Chúa Kho là một trong những khu di tích lịch sử văn hóa của nước ta và cũng là nơi mà hàng năm đều tấp nập du khách khắp cả nước dồn về hành hương kính lễ.

Đền Bà Chúa Kho được xây dựng từ đời Lý thế kỷ XI. Đền chùa còn lại đến nay là kết quả điêu khắc của công trình kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T được chạm khắc công phu, điêu luyện.

Tương truyền Bà Chúa Kho chính là vợ của vua Lý Thường Kiệt. Bà là một người vừa xinh đẹp là đa tài, rất được nhà vua tin tưởng. Sau khi làm vợ vua, bà đã xin về quê nhà để chiêu dân lập ấp, khai hoang vùng đất quê nhà, tăng gia sản xuất.

Vào tháng 12 năm Đinh Tỵ (1077), nước ta bị quân Tống xâm lăng. Bà đã nhận nhiệm vụ chủ chốt, trông coi và cung cấp kho lương thực cho cuộc chiến tại làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo… Kho lương thực của bà đã kịp thời tiếp tế cho cuộc chiến và bà cũng đã hi sinh trong cuộc chiến này.

Biết tin, nhà vua vô cùng thương tiếc, sắc phong bà là Phúc Thần. Người dân cũng đã lập đền thờ bà tại kho lương thực nơi bà đã trấn giữ, trông coi ở Núi Kho thuộc tỉnh Bắc Ninh bây giờ. Bà được triều đại phong kiến ghi nhớ công lao, sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố linh từ”.

Ý nghĩa khi đi cúng lễ đền Bà Chúa Kho là gì và cách chuẩn bị lễ vật cũng như văn khấn Bà Chúa Kho như nào. Hãy cùng tuvidongtay.com tìm hiểu ngay sau đây nhé!


Văn khấn đền Bà Chúa Kho & Các lưu ý khi đi lễ đền Bà Chúa Kho

2. Ý nghĩa đi lễ cúng đền Bà Chúa Kho

Theo văn hóa tâm linh người Việt thì đền Bà Chúa Kho cực thiêng về việc cầu vay tiền làm ăn, cầu tài, cầu lộc đầu năm. Họ quan niệm rằng “đầu năm đi vay cuối năm đi trả”.

Do đó, vào dịp đầu năm du khách thập phương trên cả nước đều tập trung về đây để thắp hương, dâng lễ, đọc văn khấn Bà Chúa Kho và muốn nhờ vía của bà để cầu xin tài lộc, vay tiền. Đa phần các du khách đều là những người làm ăn buôn bán, kinh doanh.

3. Cách chuẩn bị lễ vật đi lễ đền Bà Chúa Kho

Khi đi lễ đền Bà Chúa Kho, tùy theo từng phong tục tập quán hoặc điều kiện của mỗi người mỗi nhà mà chuẩn bị các lễ vật cúng chay hoặc cúng mặn khác nhau. Tuy nhiên, ở các ban thờ phật thì không được cúng đồ mặn.

Dưới đây là một số lễ vật cúng mà bạn có thể chuẩn bị mang theo khi đi lễ đền Bà Chúa Kho:

- Hoa quả tươi

- Hương

- Xôi chè

- Phẩm Oản, bỏng ngô

- Bánh kẹo

- Cau trầu

- Rượu, chè, nước ngọt

- Gà luộc nguyên con/Thịt heo luộc, heo quay/Giò, chả,... 

Ngoài các lễ vật cúng thì bài khấn đền Bà Chúa Kho cũng cần được chuẩn bị trước đó bằng cách đọc thuộc hoặc được ghi chép, in ra giấy để khi đọc cúng được trôi chảy, thành tâm hơn.

4. Bài văn khấn Bà Chúa Kho năm 2023

Nội dung bài bài khấn đền Bà Chúa Kho chủ yếu vẫn là tạ ơn thánh mẫu Chúa Kho và cầu xin tài lộc, may mắn, bình an, sự thuận buồm xuôi gió trong công việc. Dưới đây là mẫu bài bài cúng Bà Chúa Kho, mời quý bạn cùng tham khảo:

“Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.

Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh.

 Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.

Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.

 Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.

Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.

Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh

Đệ tử con tên là…. 

Ngụ tại:.....

Ngày hôm nay là ngày… tháng…. năm… (âm lịch)

Đệ tử con xin được thành tâm đọc văn khấn Bà Chúa Kho và sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ bạc lòng thành, kính dâng trước án. Con xin được tạ ơn Thánh Mẫu Chúa Kho và các vị thần linh đã phù hộ độ trì cho đệ tử con trong thời gian qua.

Hôm nay, đệ tử con tới đây, trước là kính lễ tạ ơn, sau đệ tử con xin được kính lạy cúi đầu cầu xin Chúa Kho Thánh mẫu và các vị Chư Thần phù hộ cho toàn gia chúng con luôn được bình an vô sự, cầu cho công việc làm ăn của con được thuận buồm xuôi gió, ăn nên làm ra,... (đọc khấn các điều cầu nguyện).

Đệ tử con lễ bạc tâm thành, cúi lạy thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, kính lạy cầu xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)

Nam mô A Di đà Phật  (vừa đọc vừa khấn lạy)”

5. Một số lưu ý khi đi lễ đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho nổi tiếng thiêng về vay tiền kinh doanh, cầu xin tài lộc, may mắn. Khi đi lễ đền Bà Chúa Kho, ngoài việc chuẩn bị trước văn khấn đền Bà Chúa Kho, gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây:

- Khi đi lễ đền cần ăn mặc quần áo dài lịch sự.

- Khi dâng lễ cần kính dâng bằng hai tay cùng với tấm lòng thành tâm của mình.

- Đọc bài khấn đền Bà Chúa Kho không cần to quá, đọc rầm rầm đủ mình nghe là đủ.

- Nếu bài văn khấn được in ra giấy thì gia chủ cần hóa cùng với hương vàng khi hóa vàng mã.

- Không nên hạ lễ cúng ngay mà nên chờ cháy ít nhất là 2/3 cây nhang thì mới được hạ lễ.

Với nội dung trong bài văn khấn Bà Chúa Kho trên đây, hy vọng đã giúp được quý bạn đọc chuẩn bị được bài cúng Bà Chúa Kho một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian tìm hiểu và tham khảo.

Cùng chuyên mục