Tìm hiểu về mệnh Trường Lưu Thủy - Hợp màu nào, tuổi nào?

Thu gọn
Mục lục

Hàng năm, những con sông vẫn bồi đắp một lượng phù sa lớn cho đồng bằng. Bởi thế những con sông đã đi vào huyền thoại, vào truyền thuyết và đã trở thành tên trong ngũ hành nạp âm là Trường Lưu Thủy. 

Advertisement

Vậy Trường Lưu Thủy là gì? Ý nghĩa của Trường Lưu Thủy? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1 - Mệnh Trường Lưu Thủy là gì?

Đây là một nạp âm trong Thập Lục Hoa Giáp thuộc hành Thủy. Trường ở đây có nghĩa là dài, lưu là dòng chảy, Thủy là nước, Trường Lưu Thủy là dòng chảy lớn. Nạp âm này chính là dòng nước chảy dài đổ ra biển lớn.

Bởi là nạp âm thuộc mệnh Thủy, mang đầy đủ những nét đặc trưng của mệnh Thủy, ngoài ra là những đặc tính của riêng mình. Người thuộc mệnh này là những người sôi nổi, hiếu động, yêu tự do, ham khám phá những điều mới lạ.

Trường Lưu Thủy có các đặc điểm gì, mệnh Lưu Trường Thủy hợp màu gì, mệnh gì?

Trường Lưu Thủy có các đặc điểm gì, mệnh Lưu Trường Thủy hợp màu gì, mệnh gì?

2 - Mệnh Trường Lưu Thủy hợp màu gì?

Là mệnh Thủy, nên sẽ hợp với các màu thuộc hành Kim và hành Thủy., kỵ các màu thuộc hành Thổ và Hỏa. Chiếu theo quy luật ngũ hành, nạp âm này hợp - kỵ các màu sau:

  • Hợp màu trắng, xám, ghi, đen, xanh dương
  • Kỵ màu đỏ, tím, hồng, vàng, nâu đất

ĐẶC BIỆT: Trường Lưu Thủy cần kết hợp với một chút Thổ, ứng với nước sông phải có phù sa, thì với bồi đắp và tạo nên những vùng đất màu mỡ ven sông.

Đây là những màu hợp - kỵ với nạp âm này, người tuổi Nhâm Thìn, Quý Tỵ nên chọn những màu hợp mệnh sẽ giúp ích rất lớn, mang lại nhiều may mắn cho bản mệnh.

3 - Những tuổi thuộc mệnh Trường Lưu Thủy

Đó chính là những người tuổi Nhâm Thìn (1952 - 2012) và Quý Tỵ (1953 - 2013) là những người thuộc ngũ hành nạp âm này. Trong đó: 

  • Tuổi Nhâm Thìn có Thiên Can Thủy, Địa Chi thuộc hành Thổ đây là mối quan hệ thiên can, địa chi xung khắc. Bởi thế là cuộc đời  tuổi Nhâm Thìn gặp nhiều sóng gió, trơ trêu, đầy rẫy khó khăn.
  • Tuổi Quý Tỵ có Thiên Can là hành Thủy, Địa Chi là Hỏa cũng là khắc nhau cuộc đời cũng không được may mắn, nhưng tuổi Quý Tỵ vẫn may mắn so với tuổi Nhâm Thìn. 

4 - Tính cách của người mệnh Trường Lưu Thủy

Giống như những người mệnh Thủy, người thuộc nạp âm Trường Lưu Thủy là người sôi động, nhiệt tình, ưa dịch chuyển. Là những con người linh động, có khả năng thích nghi trong mọi hoàn cảnh sống, nhanh nhẹn như dòng nước. Nhưng bản thân cũng hay biến động, yêu thích tự do, đam mê khám phá những điều mới lạ. 

Tôn sùng sự tự do, như dòng chảy từ thượng nguồn về đến hạ lưu đi qua bao miền đất mỗi nơi là một trải nghiệm mới. Bản tính của họ cũng vậy nên có sở thích đi chơi đi du lịch, những nơi chưa có ai đến để khám phá những điều thú vị. 

Phải khẳng định rằng những con người thuộc mệnh Trường Lưu Thủy là người rất thông minh, có một sự nhạy bén, cách tính toán hơn người, rất giỏi các môn khoa học tự nhiên. 

Dòng chảy dài từ thượng nguồn về tới biển sẽ là một hành trình nhiều thăng trầm, lúc dòng nước chảy xiết khi ở thượng nguồn, khi về đến hạ lưu lại êm đềm chảy nhẹ. Cuộc đời và tính khí của họ cũng giống như vậy cảm xúc đa dạng, thất thường, nhiều cảm xúc. 

Nhưng chính sự thăng trầm ấy đã tôi đúc lên một con người mạnh mẽ, can trường không khuất phục trước mọi hoàn cảnh. Dù có chuyện gì xảy ra thì sông vẫn chảy về với biển, dòng nước vẫn chảy từ thượng nguồn về với hạ lưu, con người Trường Lưu Thủy chắc chắn sẽ đạt được thành công chỉ là phải mất một thời gian dài, phải trải qua nhiều khó khăn chứ không được may mắn như những tuổi khác. 

Trong tình cảm luôn là người chủ động, còn được coi là những người đa tình, nhiều khi cũng là đứng núi này trông núi nọ. Bởi đó mà phải trải qua vài mối tình đổ vỡ mới tìm được tình yêu đích thực nên thường kết hôn muộn. 

Tử Vi Đông Tây cho thấy với tính cách linh động của người mình, họ thích hợp với các công việc liên quan đến du lịch, ngoại giao, phiên dịch, biên dịch viên. 

5 - Mệnh Trường Lưu Thủy hợp với mệnh nào?

Hải Trung Kim: Mối quan hệ cát lợi, trong đó Hải Trung Kim đắc lợi hơn. Bởi Trường Lưu Thủy mang theo nước bồi đắp đại dương. Theo đó, nguồn kim loại cũng được bổ sung thêm, làm phong phú về chủng loại, dồi dào về lượng cho Hải Trung Kim.

Giản Hạ Thủy: Lưỡng Thủy tương hòa. Nếu xét kỹ hơn, Giản Hạ Thủy có phần được lợi hơn bởi các dòng chảy lớn thường ngấm một phần nước xuống dưới, bổ sung về lượng cho mạch nước ngầm.

Sa Trung Kim:  Nhờ có Trường Lưu Thủy mà Sa Trung Kim hiển lộ, được mài dũa, thanh lọc tạp chất trở nên đẹp đẽ và có giá trị hơn. Vì thế sự kết hợp giữa hai nạp âm này là vô cùng cát lợi.

Bình Địa Mộc: Thủy sinh Mộc. Dòng nước lớn mang theo phù sa và nước giúp các loài thực vật ở đồng bằng phát triển xanh tươi. Do đó, sự kết hợp này vô cùng đại cát.

Thiên Hà Thủy: Sự kết hợp này đem về cát lợi cho đôi bên. Nước mưa làm tăng nguồn nước cho sông lớn. Ngược lại, nước sông bốc hơi giúp tạo nên những đám mây trên thiên hà.

Đại Dịch Thổ: Dòng đại thủy mang phù sa, bồi đắp cho đất đai vùng đồng bằng châu thổ thêm màu mỡ. Đất ở cồn lớn gặp đại thủy, nguồn nước ngầm, hơi ẩm và phù sa sẽ giúp cây cối tươi tốt. Vì thế, trong mối quan hệ này, tuy tương khắc về lý luận nhưng thực tế mang lại đại cát đại lợi.

Tang Đố Mộc: Cây dâu sinh sôi nhiều ở các bãi bồi ven sông nên được dòng nước cả bồi đắp phù sa, tưới tắm cho cây xanh tốt. Dân gian thường dùng hình ảnh "bãi bể, nương dâu" để nói về thế sự thay đổi, vô thường. Thêm vào đó, xét về lý luận thì Thủy - Mộc tương sinh. Do vậy, trường hợp này Tang Đố Mộc được hưởng cát lợi.

Đại Khê Thủy: Nước khe suối tương thông với nước trường giang, theo đường chảy mà đổ ra sông lớn, có ý nghĩa như tay chân của con người, còn phong thủy thì coi nó như chân, vây vi của một con rồng. Nên sự kết hợp của Trường Lưu Thủy và Đại Khê Thủy là đại cát, tạo nên nguồn nước cho sông dài chảy mãi đến vô tận.

Đại Hải Thủy: Biển nhờ nước sông mà mênh mông vô tận, nước sông nhờ biển mà tự do vẫy vùng. Do đó, mối quan hệ tương hòa này cả hai được hưởng cát lợi.

Đại Lâm Mộc: Nước lớn chảy mạnh sẽ khiến đất lở cây trôi. Vì thế mà tuy là Thủy - Mộc tương sinh nhưng trong trường hợp này lại phản tác dụng, vô cùng bất lợi, có thể khiến Đại Lâm Mộc trôi nổi, vô định, khô héo, mục ruỗng và hư hại.

Lộ Bàng Thổ: Thủy Thổ tương khắc, Dòng đại thủy làm hư hại đường xá, xói mòn, gây sạt lở. Bản thân Trường Lưu Thủy cũng có thể gặp trở ngại bế tắc, tù đọng khi gặp dạng Thổ này

Kiếm Phong Kim: Nước chảy Kim trôi, sự kết hợp này sẽ khiến Kiếm Phong Kim chìm lắng, hoen gỉ, vô giá trị. Do đó, đây là mối quan hệ vô cùng bất lợi.

Sơn Đầu Hỏa: Đám cháy dù dữ dội tới đâu cũng sẽ bị dập tắt bởi dòng nước lớn. Thêm vào đó, bản thân Thủy - Hỏa tương khắc mạnh mẽ, nên sự kết hợp giữa Trường Lưu Thủy với Sơn Đầu Hỏa khiến kết quả của nó không thể tưởng tượng nổi, tệ hại vô cùng.

Thành Đầu Thổ: Thành dù có kiên cố đến mấy cũng sẽ bị phá hủy bởi dòng nước mạnh mẽ. Vì vậy, đây là sự kết hợp mang tính hiểm họa.

Bạch Lạp Kim: Kim loại khi nung chảy nếu không may gặp nguồn nước sẽ làm hỏng quá trình này. Do đó, đây là sự kết hợp không những không mang lại lợi ích mà còn gây hại cho cả đôi bên.

Dương Liễu Mộc: Cây dương liễu mềm dẻo nên khi gặp dòng nước mạnh ắt sẽ bị tàn phá, nổi trôi không còn gì cả.

Ốc Thượng Thổ: Thủy - Thổ vốn tương khắc, Ngói lợp nhà có khả năng chặn những dòng nước nhỏ, tuy nhiên với những dòng nước lớn sẽ bị phá hủy. Nên khi hai mệnh này gặp nhau sẽ vô cùng bất lợi với cả hai.

Tích Lịch Hỏa: Đây là mối quan hệ ít ảnh hưởng lẫn nhau. Trường Lưu Thủy vốn rất mạnh mẽ nên không cần thêm mưa gió để gia tăng sức mạnh. Còn với sấm sét thì dòng nước lớn không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, do Thủy - Hỏa tương khắc nên sự kết hợp này vẫn hình khắc nhẹ dù ít liên quan tới nhau.

Trường Lưu Thủy: Thủy - Thủy trùng phùng nhưng không tương hòa mà còn có thể gây ra nguy hiểm bởi hai nguồn đại thủy gặp nhau. Do đó, hai nạp âm này kết hợp không mang lại cát lợi.

Sơn Hạ Hỏa: Đây là mối quan hệ vô cùng rõ ràng, nước khiến lửa bị dập tắt, phần thua thiệt đã rõ, nên mối quan hệ này gây nguy hại cho Sơn Hạ Hỏa.

Bích Thượng Thổ: Thủy - Thổ tương khắc, lũ lụt làm xóm làng, nhà cửa chìm trong biển nước, sức phá hoại của nó rất ghê gớm, khiến làng mạc trở nên tiêu điều. Vì thế, mối quan hệ giữa Trường Lưu Thủy với Bích Thượng Thổ hình khắc mạnh.

Thoa Xuyến Kim: Kim chìm xuống đáy biển khó có thể tìm lại được. Do đó, sự kết hợp này chỉ mang lại tiếc nuối, đau buồn.

Kim Bạch Kim: Vàng thỏi nếu rơi vào sông lớn sẽ chìm lắng và bị bào mòn, nên sự kết hợp của hai nạp âm này xấu, gây hao tổn.

Phúc Đăng Hỏa: Nước dập đèn tắt khiến đôi bên bất lợi vô cùng.

Sa Trung Thổ: Thủy - Thổ tương khắc, đại thủy sẽ khiến mọi thứ bị bào mòn, xói lở. Sa Trung Thổ lại là dạng đất mềm, tơi bở, khó mà tránh khỏi đại họa bị cuốn trôi.

Thiên Thượng Hỏa: Thủy khắc Hỏa. Thực tế, ánh mặt trời chói chang sẽ làm nước bay hơi. Gặp năm hạn hán, hoặc khu vực bán hoang mạc các sông sẽ bị khô cạn khi ánh mặt trời cháy bỏng chiếu rọi. Nên hai nạp âm này gặp gỡ không mang lại cát lợi.

Thạch Lựu Mộc: Bản thân Thạch Lựu là giống cây thân rắn và không cần nhiều nước. Vì thế nếu gặp dòng nước lớn sẽ khiến nó khó bám trụ mà nổi trôi, vô định. Do đó, sự kết hợp này không cát lợi với cả hai.

Có thể thấy rằng Trường Lưu Thủy là một nạp âm không được may mắn cho lắm, cuộc đời phải trải qua nhiều chông gai, khó khăn. Qua bài viết này mong rằng quý bạn đã hiểu được hơn về con người, tính cách của người thuộc Trường Lưu Thổ.

 

Cùng chuyên mục