Mệnh Sa Trung Thổ là gì & Màu và tuổi hợp với Sa Trung Thổ

Thu gọn
Mục lục

Đất Hoàng Thổ với nguồn gốc hình thành đặc biệt là kết hợp của cát và đất. Một trong ngũ hành nạp âm liên quan đến loại đất Hoàng Thổ này là Sa Trung Thổ đúng với tên gọi của nó. 

Advertisement

Vậy nạp âm ngũ hành Sa Trung Thổ là gì? Có ý nghĩa như thế nào cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1 - Mệnh Sa Trung Thổ là gì?

Đây là một ngũ hành nạp âm thuộc Lục Thập Hoa Giáp thuộc nhóm Thổ có nghĩa là cát trong đất. Là một dạng thổ nhưỡng đặc biệt xuất hiện ở các bãi soi, lưu vực các con sông.

Sao Trung Thổ là ngũ hành nạp âm thuộc mệnh Thổ, tính chất pha tạp thể hiện người thuộc nạp âm này thường không đồng nhất, trong người luôn có sự mâu thuẫn, đấu tranh. Nhưng bên cạnh đó là sự điềm tĩnh, và độ lượng. 

Mệnh Sa Trung Thổ hợp với tuổi nào? Tính cách người mệnh Sa Trung Thổ như thế nào?

Mệnh Sa Trung Thổ hợp với tuổi nào? Tính cách người mệnh Sa Trung Thổ như thế nào?

2 - Sa Trung Thổ hợp màu gì?

Nạp âm này thuộc mệnh Thổ sẽ hợp với các màu thuộc hành Hỏa (Hỏa sinh Thổ) và hành Thổ (tương hỗ). Kỵ với các màu thuộc hành Mộc (Mộc khắc Thổ) hành Thủy (Thổ khắc Thủy). Sa Trung Thổ hợp - kỵ với các màu sau:

Hợp màu: Đỏ, cam, vàng 

Kỵ các màu xanh lục, xanh da trời, xanh lá cây, đen

Đây là những màu tương sinh, tương khắc với nạp âm Sa Trung Thổ. Qúy bạn nên lựa chọn những màu hợp sẽ hỗ trợ đắc lực cho bản mệnh của mình.

3 - Những người thuộc mệnh Sa Trung Thổ

Những người tuổi Bính Thìn, Đinh Tỵ là những người có ngũ hành nạp âm thuộc Sao Trung Thổ

  • Tuổi Bính Thìn - 1976 - 2036 có Thiên Can thuộc Hỏa, địa chi thuộc Thổ là mối quan hệ tương sinh.
  • Tuổi Đinh Tỵ - 1977 - 2037 có Thiên Can thuộc Hỏa, Địa chi Thuộc Hỏa là mối quan hệ tương hỗ. 

Tuổi Bính Thìn và Đinh Tỵ có độ tương sinh, tương hỗ cũng bổ trợ đắc lực rất lớn cho bản mệnh của tuổi này.

4 - Tính cách người mệnh Sa Trung Thổ như thế nào?

Đặc tính của mệnh Thổ nói chung và người thuộc Sa Trung Thổ nói riêng họ mang trong người bản tính điềm tĩnh lạ thường. Đứng trước mọi vấn đề họ luôn biết cách quan sát, phân tích rồi mới đưa ra phán xét, quyết định của mình. 

Được biết đến là một người khoan dung, độ lượng nhưng lại khá bảo thủ bảo thủ từ trong suy nghĩ đến hành động. Bởi bản tính của đất là cố định với tính cách này khó có thể thay đổi được. 

Với tính chất của Sa Trung Thổ là đất pha cát, bản thân của những người thuộc nạp âm này cũng vậy trong họ luôn có sự mâu thuẫn giằng xé và đấu tranh. Mâu thuẫn trong suy nghĩ, mâu thuẫn trong hành động, và mâu thuẫn cả về con người. Đây được coi là con người thất thường.

Sa Trung Thổ, đất Hoàng Thổ là một yếu tố do tạo hóa hình thành sống gắn liền với nước nên bản tính của họ là yêu tự do, ghét sự khuôn khổ phép tắc, không thể sống trong môi trường có tính dập khuôn. Bởi thế mà suy nghĩ của người này cũng phóng khoáng, tự do như chính con người những ý tưởng mới mẻ độc lạ sẽ được họ phát hiện, khai phá một cách triệt để nhất. 

Nhìn chung người thuộc mệnh này với vẻ bề ngoài cứng rắn, mạnh mẽ nhưng thực chất bên trong cũng rất mong manh, đa sầu đa cảm, nhưng lại giỏi giấu cảm xúc bằng vẻ bề ngoài điềm tĩnh của mình. 

4 - Mệnh Sa Trung Thổ hợp với nghề gì?

1976 - Bính Thìn, 1977 - Đinh Tỵ luôn vận dụng sự sáng tạo, linh hoạt trong suy nghĩ và hành động của mình áp dụng vào công việc. 

Người thuộc Sa Trung Thổ thích hợp với những công việc cần sự sáng tạo, trọng dụng những ý tưởng mới. Bạn thích hợp với những công việc liên quan đến công nghệ, du lịch, thương mại,...

5 - Mệnh Sa Trung Thổ hợp tuổi nào?

Hải Trung Kim: Thổ - Kim tương sinh theo nguyên lý ngũ hành. Hơn nữa, có sự hòa hợp trong thiên can địa của các tuổi mệnh thuộc hai nạp âm này, Giáp Ất sinh Bính Đinh, Thìn, Tị hợp Tý Sửu.. Nên hai nạp âm này gặp gỡ sẽ sinh ra cát lợi may mắn. 

Sơn Đầu Hỏa: Hỏa sinh Thổ. Thực tế, ngọn lửa của người đốt nương làm rẫy sẽ mang lại tro bụi, làm tăng chất dinh dưỡng, hữu cơ và khoáng chất cho đất. Ngoài ra, địa chi của các mệnh này cũng tam hợp với nhau. Do đó, nếu kết hợp sẽ sinh ra cát lợi, mở ra một tương lai thành công mỹ măn, đầy đủ, sung túc.

Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm không có sự tương tác, vì tương hòa nên có sự may mắn, cát lợi nhỏ bé

Tích Lịch Hỏa: Sấm sét thường kéo theo mưa khiến đất cát ngày càng phì nhiêu và màu mỡ hơn nhờ lượng axit có trong mưa. Do đó, cuộc gặp gỡ này sẽ sinh ra đại cát đại lợi, mở ra một thời kỳ phong túc, vinh hiển, giàu sang.

Sa Trung Kim: Trong thực tế, hai sự vật này ít có mối liên hệ tương tác với nhau. Do đó, nếu gặp gỡ chỉ tạo nên chút cát lợi nho nhỏ vì thuộc tính ngũ hành Thổ sinh Kim.

Sơn Hạ Hỏa: Tương tự như Sơn Đầu Hỏa, đất pha cát gặp ngọn lửa chân núi sẽ tăng thêm dinh dưỡng. phì nhiêu và màu mỡ. Hai mệnh này gặp nhau ắt thành công vẻ vàng, tạo nên một viễn cảnh giàu sang, sung túc, hạnh phúc và hưng vượng.

Bích Thượng Thổ: Hành Thổ hội tụ. Tuy nhiên trên thực tế, hai sự vật này ít có mối liên hệ với nhau. Do đó, nếu kết hợp với nhau chỉ mang lại cát lợi nho nhỏ vì mối quan hệ tương hòa giữa hai mệnh Thổ.

Phúc Đăng Hỏa: Thực tế, hai nạp âm này ít có cơ hội gặp gỡ. Do đó, chỉ đem lại chút cát lợi nho nhỏ bởi thuộc tính tương sinh trong ngũ hành.

Thiên Hà Thủy: Nước mưa mang theo nước và các chất dinh dưỡng giúp đất đai trở nên màu mỡ, phì nhiêu và có giá trị hơn. Nên mặc dù tương khắc theo nguyên lý ngũ hành nhưng cuộc gặp gỡ này vẫn vô cùng cát lợi, mở ra một tương lai ấm no, sung túc.

Đại Dịch Thổ: Thổ hội ngộ Thổ. Thực tế, đất cồn bãi được xem là màng chắn bảo vệ, giúp đất pha cát không bị trôi nổi, tiêu diêu mà ổn định. Hai nạp âm này kết hợp sẽ tạo nên một tương lai thịnh vượng, giàu sang.

Tang Đố Mộc: Mặc dù Mộc khắc Thổ theo nguyên lý ngũ hành. Nhưng trên thực tế, đất cát lại là nguồn sinh cực kỳ thích hợp để cây dâu phát triển mạnh mẽ. Do đó, hai mệnh này gặp nhau sẽ tạo nên một tương lai xán lạn, giàu sang, phú quý.

Thạch Lựu Mộc: Cây lựu có nơi sinh trưởng tốt, hơn nữa các địa chi hòa hợp, nên cuộc gặp gỡ này tạo nên hỉ tín, cát tường

Sa Trung Thổ: Tạo nên một cặp đồng hành tương đắc, mang lại trí tuệ và thành công

6 - Mệnh Sa Trung Thổ khắc tuổi nào?

Lư Trung Hỏa: Theo nguyên lý ngũ hành, Hỏa sinh Thổ. Tuy nhiên, trên thực tế, ngọn lửa trong lò lại không có lợi ích gì đối với đất đai. Nó chỉ khiến đất cát thêm khô cằn. Do đó, sự gặp gỡ này chẳng những không cát lợi mà còn gây thiệt hại lớn cho Sa Trung Thổ.

Đại Lâm Mộc: Cây lớn khắc đất đai mạnh mẽ, hai nạp âm này gặp gỡ thường tạo ra cảnh chia ly, buồn thương

Lộ Bàng Thổ: Mặc dù cùng bản chất hành Thổ nhưng trên thực tế, hai loại đất này không có lợi cho nhau. Đất ven đường lẫn đất cát sẽ gây khó khăn cho giao thông, đi lại. Ngược lại, đất cát cũng không thích sự rắn chắc, cứng nhắc của đất ven đường. Do đó, hai nạp âm này hội ngộ khó sinh cát lợi.

Giản Hạ Thủy: Thủy khắc Thổ. Thực tế, đất pha cát gặp nước ngầm cũng dễ bị rửa trôi. Ngược lại, nước ngầm gặp đất cũng bị vẩn đục, ô uế. Do đó, sự kết hợp này chỉ thêm u buồn, đau thương cho cả đôi bên.

Bình Địa Mộc: Mộc khắc Thổ. Cây cối hút chất dinh dưỡng khiến đất trở nên cằn cỗi. Hai nạp âm này kết hợp hình khắc hung hại

Thoa Xuyến Kim: Đồ trang sức vốn lung linh, sáng bóng. Nó rất kỵ bị lấm lem đất cát bởi sẽ khiến bị hoen ố và làm giảm giá trị. Do đó, hai nạp âm này gặp nhau sẽ muôn phần thiệt hại cho Thoa Xuyến Kim.

Kiếm Phong Kim: Về nguyên lý, Thổ sinh Kim. Tuy nhiên, trên thực tế, các dụng cụ kim loại sẽ rất dễ bị han gỉ, hao mòn khi tiếp xúc với đất pha cát. Nên hai mệnh này gặp nhau sẽ không sinh ra cát lợi.

Thành Đầu Thổ: Cùng bản chất hành Thổ nhưng thực tế, khó có sự tương tác giữa đất tường thành cứng rắn và đất pha cát. Do đó, hai nạp âm này gặp nhau chỉ thêm hoang tàn, đổ vỡ.

Bạch Lạp Kim: Dù có quan hệ tương sinh theo nguyên lý ngũ hành nhưng trên thực tế, quá trình luyện kim rất kỵ lẫn phải tạp chất. Do đó, cuộc hội ngộ này chỉ đem lại dang dở cho cả đôi bên.

Dương Liễu Mộc: Đất cát không phải là loại đất thích hợp để cây dương liễu phát triển. Hơn nữa, Mộc khắc Thổ theo nguyên lý ngũ hành. Nên hai nạp âm này gặp nhau tất đổ vỡ, đau buồn.

Tuyền Trung Thủy: Mối quan hệ tương khắc giữa hai nạp âm này được thể hiện rõ trong nguyên lý ngũ hành. Thực tế, đất pha cát cũng không thể chống lại sức cuốn của dòng nước. Cho nên, hai nạp âm này gặp nhau tất không mang lại kết quả tốt đẹp, phần thua thiệt thuộc về Sa Trung Thổ.

Tùng Bách Mộc: Mộc khắc Thổ. Hơn nữa, đất cát cũng không phải là môi trường sinh trưởng thích hợp cho cây tùng, bách. Do đó, hai nạp âm này gặp nhau tất chỉ thêm thiệt hại cho cả đôi bên.

Trường Lưu Thủy: Tương tự như Tuyền Trung Thủy, hai nạp âm này gặp nhau sẽ gây thiệt hại to lớn cho Sa Trung Thổ.

Kim Bạch Kim: Sự kết hợp này không mang đến kết quả tốt đẹp. Đất pha cát sẽ khiến vàng thỏi bị hoen ố, giảm giá trị.

Đại Khê Thủy: Đại Khê Thủy: Hai nạp âm này không nên gặp gỡ vì đất pha cát sẽ bị hao mòn, trôi nổi trước sức cuốn của dòng suối nước.

Thiên Thượng Hỏa: Hỏa sinh Thổ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Hỏa không đem lợi cho Thổ vì nắng nóng nhiều sẽ làm cho đất đai khô cằn, cây cối không thể phát triển được.

Đại Hải Thủy: Đại Hải Thủy: Dòng nước lớn sẽ cuốn trôi và làm cho đất đai hao mòn, do đó, 2 nạp âm này không nên gặp gỡ.

Xét cho cùng Sa Trung Thổ kết hợp với các nạp âm khác thường xấu nhiều hơn tốt, nên độc lập làm việc sẽ gặp may mắn nhiều hơn

Bài viết trên đây Tử Vi Đông Tây đã giúp quý bạn hiểu được ý nghĩa của mệnh Sa Trung Thổ là gì? Tính cách người của họ như thế nào? Mong rằng bài viết đã mang đến một nguồn thông tin hữu ích cho, giúp quý bạn hiểu hơn về con người thuộc bản mệnh này.

Cùng chuyên mục