Mệnh Lư Trung Hỏa là gì, Mệnh Lư Trung Hỏa hợp & khắc tuổi nào?

Thu gọn
Mục lục

Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong vũ trụ đều có quy luật nhất định. Mọi vật chất được chia thành 5 nhóm cơ bản Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Và mỗi một nhóm sẽ chứa 5 nạp âm nhỏ hơn tổng hòa tạo thành Lục Thập Giáp Hoa.

Advertisement

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mệnh Lư Trung Hỏa là gì và những đặc tính của nạp âm này. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

1 - Mệnh Lư Trung Hỏa là gì?

Lư Trung Hỏa một ngũ hành nạp âm trong Lục Thập Giáp Hoa thuộc nhóm Hỏa. Theo nghĩa tiếng Hán có nghĩa là “Lửa trong lò”. Ngoài ra còn có định nghĩa rằng Lư Trung Hỏa có nghĩa là lửa âm dương nung nấu càn khôn. Đây không phải là ngọn lửa bình thường mà có một sức mạnh cực lớn, là hỏa khí có sức mạnh lớn nhất

Lư Trung Hỏa ngũ hành nạp âm thuộc mệnh Hỏa. Những người thuộc Lư Trung Hỏa là người có bản mệnh lớn. Mệnh Hỏa tượng trưng cho ngọn lửa, cho mùa hè của sự nóng nực, bên cạnh đó còn là ánh sáng, thể hiện sự ấm áp, mãnh liệt và bùng nổ. 

Mệnh Lư Trung Hỏa là gì? Tìm hiểu mệnh Lư Trung Hỏa hợp và khắc tuổi nào? Đâu là tính cách của những người mang mệnh Lư Trung Hỏa

Mệnh Lư Trung Hỏa là gì? Tìm hiểu mệnh Lư Trung Hỏa hợp và khắc tuổi nào? Đâu là tính cách của những người mang mệnh Lư Trung Hỏa

2 - Mệnh Lư Trung Hỏa hợp màu gì?

Trong quy luật tương sinh, tương khắc của ngũ hành Lư Trung Hỏa hợp màu gì? Lư Trung Hỏa thuộc hành Hỏa sẽ hợp với những màu thuộc hành Mộc (Mộc sinh Hỏa) và hành Hỏa (tương hỗ). 

Chiếu theo đó Lư Trung Hỏa hợp với các màu xanh lá cây, đỏ, cam, tím hồng. Đây là những màu có sự tương sinh, tương hỗ sẽ trợ lực mạnh mẽ cho bản mệnh của người Lư Trung Hỏa. 

Tuy nhiên: Lư Trung Hỏa cần một chút Thủy (màu xanh nước, đen), bởi Hỏa quá vượng sẽ thiêu rụi mọi thứ. Một chút thủy để tiết chế, giúp bình tĩnh hơn trong mọi chuyện từ đó tạo nên thành công cho chủ mệnh.

3 - Những người thuộc Lư Trung Hỏa

Những người sinh năm Bính Dần, Đinh Mão là người có ngũ hành nạp âm là Lư Trung Hỏa. 

  • 1926 - 1966 - 1986 - 2046 - Bính Dần
  • 1927 - 1967 - 1987 - 2047 - Đinh Mão

Có thể thấy 2 tuổi Bính Dần có can chi là tương sinh là điều đại cát. Tuổi Dần và tuổi Mão thuộc hành Mộc, có can là Bính, Đinh thuộc hành Hỏa. 

Quy luật ngũ hành Mộc sinh Hỏa là can chi tương sinh. Theo “Tử vi nghiệm lý” địa chi là cành, Thiên can là gốc. Nên người thuộc Lư Trung Hỏa là người có được nhiều may mắn, thuận lợi, có nhiều người giúp đỡ. 

4 - Tính cách người mạng Lư Trung Hỏa như thế nào?

Nhắc đến những người thuộc mệnh Hỏa chúng ta nghĩ ngay đến những người với tính khí nóng nảy. Nhưng bản chất có cá tính vô cùng mạnh mẽ như những ngọn lửa bùng cháy với ý chí quyết tâm, nhiệt huyết hừng hực. 

Những người thuộc Lư Trung Hỏa mang trong mình dòng máu của sự nhiệt huyết, không có khó khăn nào có thể cản bước họ, năng lượng luôn tràn đầy bất chấp đối diện với thử thách. Người thuộc Lư Trung Hỏa 1986, Lư Trung Hỏa 1987 có tác phong chuyên nghiệp ghét sự lề mề, chậm chạp đặc biệt là sự chờ đợi bởi tính khí nóng như lửa. 

Bên cạnh tính nhanh nhạy, dễ thích ứng và uyển chuyển, tính lửa trong người khiến họ trở thành người bốc đồng, hấp tấp, vội vàng. Nhiều khi chính sự hấp tấp, nóng vội mà làm hỏng việc lớn. 

Cùng với đó là không thể kiềm chế được cảm xúc, vui , buồn, mừng, giận đều thể hiện hết trên mặt, đã ghét ai thì ghét ra mặt. Nhiều khi bị kích động bởi những điều nhỏ nhặt ở cả nam và nữ Lư Trung Hỏa cũng hay mau nước mắt, nhiều khi là buồn vui thất thường. Nhưng có thể thấy người thuộc Lư Trung Hỏa là một con người tình cảm, ấm áp, luôn quan tâm đến những người xung quanh. 

Tính cách thẳng thắn, không xu nịnh chính vì thế mà người thuộc Lư Trung Hỏa không ít người ghét, gây ác cảm cho những người xung quanh. 

Nhìn chung người thuộc Lư Trung Hỏa có tính cách bộc trực, thẳng thắn, đầy nhiệt huyết, khi yêu cũng vô cùng cháy bỏng và mãnh liệt. Cần chú ý khi đứng trước những vấn đề gì cần kiềm chế cảm xúc hãy vận dụng sự thông minh của mình để quan sát, phân tích trước tiên, không nên để sự nóng tính, bốc đồng của mình làm ảnh hưởng đến bản thân.

1986 - Bính Dần, 1987 - Đinh Mão luôn làm việc hăng say, không biết mệt mỏi nhưng lại không có tính kiên nhẫn “cả thèm chóng chán”. Người thuộc Lư Trung Hỏa thích hợp với những công việc mang mở đầu cần sự táo bạo và có giai đoạn ngắn.

5 - Mệnh Lư trung hỏa hợp tuổi nào?

- Bính Dần - Đinh Mão: Lư Trung Hỏa (Lửa trong Lò): Hỏa - Hỏa trùng phùng. Sự gặp gỡ giữa hai nạp âm mang cùng bản chất này được ví như đôi bạn cùng tiến. Chúng hình thành nên mối liên kết vững mạnh và tương hỗ cho nhau theo chiều hướng cùng thúc đẩy, cùng tiến đến sự đại cát đại lợi và hưng vượng. Vì vậy, sự hội họp này được coi là khá lý tưởng, cát lợi, tạo nên thể lưỡng hỏa thành viêm.

- Mậu Thìn - Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng): Đại Lâm Mộc là gỗ cây rừng. Trong khi đó Lư Trung Hỏa là lửa trong lò. Thực tế, để duy trì ngọn lửa trong lò thì tất yếu không thể thiếu được nguồn nhiên liệu gỗ. Do đó, Đại Lâm Mộc được xem là nguồn trợ sinh khổng lồ, vô tận cho Lư Trung Hỏa. Sự kết hợp giữa hai nạp âm này vì thế cũng được coi là đại cát đại lợi, hưng vượng vô cùng.

- Canh Ngọ - Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường): Sự gặp gỡ giữa hai nạp âm này có cát lợi nhưng phần lớn cát lợi nghiêng về phía Lộ Bàng Thổ. Bởi chiếu theo nguyên lý Ngũ hành, Hỏa sinh Thổ. Theo đó, Hỏa phải hao tốn năng lượng và nguyên khí để nuôi dưỡng Thổ, còn Thổ có thêm được nguồn sinh dưỡng và nguồn lợi từ Hỏa.

- Giáp Tuất - Ất Hợi: Sơn Đầu Hoả (Lửa Ngọn Núi): Về bản chất, lửa trên núi là ngọn lửa của người đốt nương làm rẫy. Sự hội ngộ giữa Hỏa - Hỏa sẽ càng làm cho Hỏa khí thịnh vượng, giúp năng lượng tốt hơn. Do đó, sự kết hợp này mang lại đại cát đại lợi, phúc khí dồi dào.

- Mậu Dần - Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành): Cũng tương tự như Lộ Bàng Thổ, trong mối quan hệ này Thành Đầu Thổ được lợi, Lư Trung Hỏa gặp bất lợi vì Hỏa sinh Thổ. Đất tường thành được lửa nung nóng thì càng thêm rắn chắc, bền vững. Nhưng ngược lại Thổ không đem lợi gì lại cho Hỏa mà còn Hỏa hao tổn nguyên khí để nuôi dưỡng nó.

- Canh Thìn -  Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy): Hai nạp âm này tương khắc theo quan hệ ngũ hành. Nhưng trên thực tế, Lư Trung Hỏa gặp Bạch Lạp Kim sẽ có chỗ dùng (Lửa trong lò là nguồn năng lượng để luyện kim, giúp kim loại nóng chảy và loại bỏ tạp chất). Còn Bạch Lạp Kim cũng nhờ Lư Trung Hỏa mà trở nên tinh khiết và có giá trị sử dụng. Do đó sự gặp gỡ giữa 2 nạp âm này sẽ sinh ra cát lợi, đôi bên cùng có lợi.

- Nhâm Ngọ - Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu): Mặc dù không phải là nguồn hỏa khí lớn nhưng dương liễu cũng là loài cây có thân gỗ lớn. Vì thế, nó chính là nguồn nhiên liệu tốt, là yếu tố hỗ trợ tuyệt vời giúp Hỏa tích thêm năng lượng cho mình. Hai mệnh này gặp nhau ắt sẽ rất có lợi.

- Bính Tuất - Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái): Ngọn lửa nung đốt khiến ngói lợp nhà thêm bền vững, hai nạp âm này gặp gỡ tất đem lại hạnh phúc cho nhân sinh và con người

- Mậu Tý -  Kỷ Sửu: Tích Lịch Hoả (Lửa sấm sét): Vô cùng bất lợi, hình khắc mạnh mẽ, vì lửa sấm sét thường kèm theo phong ba, mưa gió nên Lư Trung Hỏa gặp nguy

- Dần - Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách): Tương tự như Dương Liễu Mộc, gỗ tùng bách là một loại thân gỗ to có thể dùng để làm nguyên liệu đốt cháy và duy trì sự sống cho mệnh Lư Trung Hỏa rất tốt. Hơn nữa, tùng bách thuộc thể dương mộc, bên trong đã chứa sẵn hỏa khí. Nên nếu kết hợp sẽ vô cùng cát lợi.

- Giáp Ngọ - Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát): Cát lợi, bề ngoài hình khắc nhưng khoáng sản cần thông qua luyện kim thì mới tinh sạch và trở thành đại khí

- Bính Thân - Đinh Dậu: Sơn Hạ Hoả (Lửa dưới núi): Cát lợi, cuộc hội ngộ của những người bạn đồng văn, đồng chủng, đồng thanh, đồng khí. Đám cháy muốn rực rỡ cần bầu không khí khô ráo, hai nạp âm này hỗ trợ cho nhau cát lợi vô cùng

- Canh Tý - Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (Đất trên vách tường): Cát lợi, đất tường vách vững chãi, khô ráo, có giá trị che chở bảo vệ con người. Bích Thượng Thổ cát, Lư Trung Hỏa thứ cát, vì hao tổn trong quá trình sinh xuất

- Mậu Tuất - Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng): Lư Trung Hỏa có nguồn sinh nên cát lợi, những cây ở đồng bằng thân mềm nhưng dễ cháy, trở thành nguồn nhiên liệu dồi dào

- Giáp Thìn - Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn): Cát lợi vì tương hòa, hỗ trợ lẫn nhau, người ta nhóm lò từ lửa đèn, cũng có thể châm đèn từ lò khi cần thắp sáng, hoặc đèn tắt

- Nhâm Tý Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu): Mối quan hệ này rất cát lợi. Bởi Tang Đố Mộc là gỗ cây dâu - một loại gỗ dễ bắt lửa chuyên dùng để nấu nướng. Lư Trung Hỏa gặp Tang Đố Mộc chính là gặp nguồn sinh. Gỗ cây dâu sẽ là nguồn nhiên liệu dồi dào để lửa trong lò duy trì và bùng cháy mạnh mẽ.

- Mậu Ngọ - Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hoả (Lửa trên trời): Sự hội ngộ giữa Hỏa - Hỏa càng giúp hỏa khí càng tăng lên mạnh mẽ.  Lửa trong lò sẽ càng bùng cháy dữ dội nếu gặp điều kiện thời tiết hanh khô, nóng bức. Do đó, cuộc gặp gỡ này ắt sinh ra đại cát đại lợi.

- Canh Thân - Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu): Cây lựu gỗ tốt, nó là nguồn sinh cho Lư Trung Hỏa, sự kết hợp này cát lợi

6 - Mệnh Lư trung hỏa khắc tuổi nào?

- Giáp Tý - Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển): Trên thực tế, hai sự vật này ít có mối liên hệ với nhau. Nhưng xét theo quan hệ ngũ hành, Hỏa khắc Kim. Hơn nữa, vàng trong biển có ẩn chứa yếu tố Thủy. Hai hành này đều tương khắc Hỏa. Do đó, sự gặp gỡ này vô cùng đại thiệt và bất lợi cho Lư Trung Hỏa. 

- Nhân Thân -  Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim): Dù có quan hệ tương sinh theo nguyên lý ngũ hành, nhưng trên thực tế Kiếm phong Kim là kim loại đã được tôi rèn kỹ lưỡng, đứng đầu về độ cứng và sắc bén trong hàng kim loại, nếu gặp Lửa trong lò thì sẽ vô cùng bất lợi, thậm chí là hư hại vì Lư Trung Hỏa có thể thiêu rụi mọi thứ và làm biến chất kim loại. Ngược lại, Kiếm Phong Kim cũng sẽ làm cạn kiệt năng lượng của Hỏa. Vì vậy, cuộc gặp gỡ này không cát lợi, gây hại cho cả đôi bên.

- Bính Tý - Đinh Sửu: Giản Hạ Thuỷ (Nước chảy xuống): Hỏa - Thủy tương khắc. Hơn nữa, trong thực tế, lửa trong lò cũng dễ dàng bị dập tắt nếu gặp nước. Nên sự kết hợp này khiến Hỏa thiệt hại muôn phần.

- Giáp Thân - Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (Nước suối trong): Sự phối hợp này tạo nên điều không tốt. Bạn hãy thử đổ nước vào đám cháy và lò than kết quả ra sao chắc bạn sẽ rõ

- Nhâm Thìn - Quý Tỵ: Trường Lưu Thuỷ (Nước đầu nguồn): Rất bất lợi, nước trong nguồn không bao giờ vơi cạn, nên hỏa khí gặp nó tiêu tan, mối quan hệ này hình khắc, Lư Trung Hỏa rất bất lợi

- Nhâm Dần - Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi): Mặc dù có quan hệ tương sinh theo nguyên lý ngũ hành. Nhưng trên thực tế, lửa trong lò có thể làm cháy đen và làm mất đi giá trị thực của vàng thỏi. Do đó, sự gặp gỡ này không hề đem lại cát lợi.

- Bính Ngọ - Đinh Mùi: Thiên Hà Thuỷ (Nước trên trời): Bất lợi, khắc hại, nước mưa rơi xuống lửa tắt, tro bụi hoang tàn. Lư Trung Hỏa gặp nguy

- Mậu Thân - Kỷ Dậu: Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn): Hình khắc, bất lợi đất cồn lớn mà khô cằn thì cỏ cây không xanh tốt, vạn vật không sinh sôi, cảnh vật xơ xác tiêu điều như hoang mạc

- Canh Tuất - Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức): Thoa xuyến Kim bị mất giá trị, hủy hoại, tiêu chảy. Mối quan hệ của hai nạp âm này hung,  Thoa Xuyến Kim thiệt thân

- Giáp Dần - Ất Mão: Đại Khê Thuỷ (Nước khe lớn): Lư Trung Hỏa bị khắc mạnh, nên mối quan hệ của hai nạp âm này không cát lợi

- Bính Thìn -  Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát): Không có lợi ích và giá trị trồng trọt, sự kết hợp này không có lợi

- Nhâm Tuất - Quý Hợi: Đại Hải Thuỷ (Nước ở biển lớn): Khác hại mạnh mẽ, Lư Trung Hỏa không cơ hội gì lại gần nước giữ biển, 2 nạp âm này gặp gỡ tất tắt lịm đám cháy ngay tức khắc

Như vậy chúng tôi đã cung cấp đến cho quý bạn về nạp âm Lư Trung Hỏa, Lư Trung Hỏa là gì, hợp - Kỵ với những màu nào tuổi nào. Chắc chắn rằng với nội dung bài viết này tuvidongtay.com đã mang đến cho quý bạn một cái nhìn tổng quan về con người thuộc nạp âm này.

Cùng chuyên mục