Mệnh Kiếm Phong Kim hợp màu gì, hợp & khắc tuổi nào?

Thu gọn
Mục lục

Kim khí có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của loài người và nó đã trở thành một ngũ hành nạp âm trong Lục Thập Hoa Giáp để định nghĩa về tính chất, đó là Kiếm Phong Kim. 

Advertisement

Vậy Kiếm Phong Kim là gì? hợp mệnh nào, màu nào? cùng chúng tôi tìm hiểu ở phần dưới đây.

1 - Mệnh Kiếm Phong Kim là gì?

Kiếm Phong Kim có nghĩa là vàng ở mũi kiếm. Thông thường với các công cụ lao động cũng vậy ở phần đầu, phần mũi là quan trọng nhất. Đặc biệt đối với kiếm, cần sự sắc nhọn, nhưng phải rắn chắc, có độ cứng và bén mới được gọi là một thanh kiếm tốt. 

Kiếm Phong Kim là một ngũ hành nạp âm trong Lục Thập Hoa Giáp thuộc mệnh Kim. Kiếm Phong Kim không chỉ mang những đặc trưng cơ bản của mệnh Kim hợp với mệnh gì, màu gì mà còn mang những đặc điểm khác mang tính riêng của Kiếm Phong Kim.

Những người tuổi Nhâm Thân (1932 - 1992) và tuổi Quý Dậu (1933 - 1993) là những người có ngũ hành nạp âm thuộc Kiếm Phong Kim.

2 - Mệnh Kiếm Phong Kim hợp màu gì?

Kim Phong Kim là ngũ hành nạp âm thuộc mệnh Kim nên hợp với các màu thuộc hành Thủy (Thủy sinh Kim) và hành Kim, kỵ với các màu thuộc hành Thổ, và hành Hỏa. Chiếu theo quy luật ngũ hành Kiếm Phong thủy hợp - kỵ các màu sau:

  • Hợp màu: trắng, xám ghi, vàng, nâu đất
  • Kỵ các màu: đỏ, hồng, tím

TUY NHIÊN: vàng mũi kiếm muốn sáng bóng thì cần Thủy để rửa sạch cũng như mài rũa. Thế nên, người mệnh này cần sử dụng màu đen (thuộc Thủy) để mình bổ trợ mệnh, giúp công việc, cuộc sống thêm may mắn.

Mạng Kiếm Phong Kim(Vàng mũi kiếm) là mệnh của hai tuổi Nhâm Thân và Quý Dậu 1992 và 1993. Mệnh Kiếm Phong Kim hợp màu gì, hợp và khắc tuổi nào?

Mạng Kiếm Phong Kim(Vàng mũi kiếm) là mệnh của hai tuổi Nhâm Thân và Quý Dậu 1992 và 1993. Mệnh Kiếm Phong Kim hợp màu gì, hợp và khắc tuổi nào?

3 - Tính cách người mệnh Kiếm Phong Kim như thế nào?

Mang đặc tính của những người thuộc mệnh Kim là người cứng rắn và mạnh mẽ. Thêm với tính chất Kiếm Phong Kim họ mang trong người sự quyết đoán, nghiêm nghị, dứt khoát. Kiên cường, mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh, chẳng có gì có thể khuất phục được con người họ. Nếu là đam mê học có thể sống chết để theo đuổi dù có phải trải qua bao nhiêu khó khăn, vất vả cũng cam lòng. Bởi thế những người thuộc Kiếm Phong Kim cũng là những người rất thành công. 

Người thuộc Kiếm Phong kim có tính tự lập rất cao, đặc biệt đề cao cái tôi của mình nhiều khi trở thành cố chấp, độc đoán, không chịu thay đổi. 

Với vẻ bề ngoài luôn lạnh lùng có vẻ khó gần, và khó tính nhưng thực chất họ là những con người rất thân thiện, dễ nói chuyện và cũng rất tốt bụng luôn giúp đỡ những người xung quanh. Không chỉ thế máu hiệp nghĩa đã ăn sâu và chảy trong người của Kiếm Phong Kim. 

Khi yêu họ là những người chung thủy, nhưng cuộc tình của họ không có chuyện chớp nhoáng nó phải trải qua sự tìm hiểu trong thời gian dài, sự tìm hiểu kỹ càng mới có thể tiến tới. Khi yêu họ xác định là sẽ tiến tới hôn nhân, nghiêm túc trong mọi mối quan hệ

Có thể nói người thuộc mệnh Kiếm Phong Kim là người có cá tính mạnh mẽ, độc lập, quyết đoán, trong công việc có nhiều bước tiến và thành công. 

4 - Mệnh Kiếm Phong Kim hợp với nghề gì?

Với bản tính cố hữu, trí thông minh và sự ham học hỏi người thuộc Kiếm Phong Kim thích hợp với các công việc liên quan đến luật pháp, một nhà quản lý sẽ là những ngành nghề mang lại nhiều thành công. 

Ngoài ra tuổi Nhâm Thân và Quý Dậu cũng hợp với các công việc liên quan đến nghệ thuật cần sự khéo léo, tỉ mỉ.

5 - Mệnh Kiếm Phong Kim hợp với tuổi nào?

Sau đây, Tử Vi Đông Tây sẽ đi tìm hiểu chi tiết mệnh Kiếm Phong Kim hợp với mệnh gì khi phối hợp với các nạp âm khác. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Đại Lâm Mộc: Kim khắc Mộc. Tuy nhiên, xét trên thực tế những cây gỗ lớn trong rừng sẽ trở thành vật dụng có giá trị nếu gặp Kiếm Phong Kim. Hơn nữa, các tuổi mệnh của hai nạp âm này đều tam hợp hoặc nhị hợp nên nếu kết hợp sẽ vô cùng may mắn, cát lơi.

Lộ Bàng Thổ: Theo nguyên lý ngũ hành, Thổ sinh Kim. Nhưng trong thực tế, Kiếm Phong Kim mới là dạng hình thái giúp đường sá được cải thiện, tu bổ. Hơn nữa, bản chất của người mang mệnh Kiếm Phong Kim là kiên cường sẽ trung hòa được bản tính vốn hiền hòa, trung hậu của Lộ Bàng Thổ. Do đó, hai nạp âm này gặp nhau tất cát lợi, vẹn toàn.

Sơn Đầu Hỏa: Hỏa khắc Kim. Thực tế, Kiếm Phong Kim đã thành hình nên không cần tác động của ngọn lửa. Gặp lửa chỉ thêm hư hại, cháy đen, nóng chảy. Hai nạp âm này gặp nhau hình khắc mạnh mẽ.

Giản Hạ Thủy: Kim sinh Thủy. Dụng cụ được mài dũa, đem thau rửa cùng với nước ngầm trong veo sẽ càng trở nên sáng bóng, sắc nhọn hơn. Do đó, sự liên kết này vô cùng cát lợi.

Tùng Bách Mộc: Về nguyên lý, có sự hình khắc mạnh mẽ giữa Kim và Mộc. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, Kim lại có lợi cho Tùng Bách Mộc, giúp những cây gỗ lớn như tùng, bách trở nên hữu ích hơn vì được chế tạo thành đồ đạc, vật dụng trong nhà. Do đó, hai nạp âm này kết hợp với nhau sẽ cát lợi.

Sa Trung Kim: Hành Kim hội tụ. Cả hai sự vật này đều cần thiết cho nhau, Sa Trung Kim thì chính là nguồn khoáng sản để rèn đúc nên Kiếm Phong Kim. Còn Kiếm Phong Kim ngược lại cũng là công cụ để khai thác nguồn khoáng sản, nên gặp nhau tất sẽ đại cát đại lợi.

Bích Thượng Thổ: Hai sự vật có mối quan hệ bổ trợ cho nhau. Nông cụ hay được đặt dựa vào góc tường. Ngược lại, tường nhà nếu bị hư hỏng cũng cần các vật dụng trên để sửa chữa cho lành. Do đó, hai nạp âm này kết hợp sẽ mang lại cát lợi.

Kim Bạch Kim: Hai sự vật không liên quan tới nhau, có sự hòa hợp vừa phải do khí chất tương hòa

Đại Dịch Thổ: Đất đai không có công cụ cải tạo tất hoang hóa, công cụ sinh ra cũng không phải để trưng bày. Nên sự kết hợp này tất tạo nên mùa màng tươi tốt, ruộng đất phì nhiều, nhà cửa đàng hoàng

Thoa Xuyến Kim: Có sự tương hòa giữa hai hành Kim. Tuy nhiên, trong thực tế hai mệnh này ít có cơ hội gặp gỡ nên chỉ tốt vừa phải.

Đại Khê Thủy: Kim sinh Thủy. Thực tế dòng nước sẽ giúp kim loại loại bỏ hết tạp chất cũng như được mài dũa để thêm sáng bóng, sắc nhọn. Hai nạp âm này gặp gỡ chắc chắn cát lợi vô cùng.

6 - Mệnh Kiếm Phong Kim kỵ với tuổi nào?

Hải Trung Kim: Mặc dù đều cùng bản chất hành Kim nhưng trên thực tế hai nạp âm này lại không có mối quan hệ tương hòa, cát lợi. Bởi nước biển có chứa muối cùng các hợp chất hóa học có thể khiến mũi kiếm bị ăn mòn và gỉ sét. Chưa kể, hai người mệnh Kim đều có tính cách cương cường nên khó có thể dung hòa cho nhau.

Lư Trung Hỏa: Lư Trung Hỏa rất hữu ích cho quá trình luyện kim. Tuy nhiên, Kiếm Phong Kim là loại kim loại đã thành hình và có độ cứng nhất định nên nếu gặp lửa sẽ chẳng có lợi chút nào. Ngược lại, lửa còn làm nó bị hoen ố, cháy đen, biến chất và hư hại. Do đó, hai nạp âm này không nên gặp nhau.

Thiên Thượng Hỏa: Ánh mặt trời giúp kim loại thêm phần lung linh, sáng bóng, tăng giá trị về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì nhiệt độ có thể khiến mũi kiếm bị giảm độ cứng. Hơn nữa, Hỏa cũng khắc Kim theo nguyên lý ngũ hành nên hai nạp âm này gặp nhau không cát lợi mà chỉ thêm u buồn.

Kiếm Phong Kim: Tuy cùng bản chất, cùng thuộc tính nhưng sự kết hợp giữa hai nạp âm này lại không mang lại kết quả tốt đẹp mà chỉ thêm bất hòa bởi hai tính cách đều cương cường, ương ngạnh, cá tính.

Bạch Lạp Kim: Kim loại nóng chảy là dạng đang hun đúc, trong khi Kiếm Phong Kim rất kỵ nhiệt độ

Dương Liễu Mộc: Dương Liễu Mộc thua thiệt, vì lực khắc của Kiếm Phong Kim rất mạnh, thêm nữa cây dương liễu vốn là gỗ mềm

Ốc Thượng Thổ: Mặc dù Thổ sinh Kim theo nguyên lý ngũ hành. Tuy nhiên, xét trên thực tế, cả hai sự vật này đều rất cứng. Nếu gặp nhau ắt một trong hai sẽ phải biến dạng, hư hỏng. Cho nên, hai nạp âm này gặp nhau không cát lợi.

Tích Lịch Hỏa: Hỏa khắc Kim. Thực tế, đồ vật bằng kim loại rất dễ bị sét đánh trúng do chứa từ tính cao. Do đó, hai nạp âm kết hợp chỉ mang lại đau thương, thiệt hại cho Kiếm Phong Kim.

Trường Lưu Thủy: Dòng nước chảy siết có thể cuốn trôi mũi kiếm khiến nó bị chìm sâu xuống dưới, hoen gỉ và mất đi giá trị sử dụng. Nên hai nạp âm này gặp nhau không mang đến cát lợi.

Sơn Hạ Hỏa: Cũng tương tự như Lư Trung Hỏa. Kiếm Phong Kim là kim loại đã thành hình không cần đến lửa. Lửa chỉ khiến nó bị biến dạng, hư hại. Hai nạp âm này hình khắc với nhau mạnh mẽ.

Bình Địa Mộc: Kim khắc Mộc mạnh mẽ. Cây đồng bằng vốn thân mềm nếu gặp Kim sắc bén thì chỉ tổn thương, tiêu vong. Hơn nữa, tính cách của hai người thuộc nạp âm này cũng không thể dung hòa với nhau (một ôn hòa, điềm tĩnh, một rắn rỏi, sắc sảo) nên gặp nhau tất mâu thuẫn, bất hòa, không mang lại cát lợi.

Phúc Đăng Hỏa: Kim bị khắc mạnh mẽ bởi Hỏa, thực tế 2 cá thể này hội ngộ chỉ thêm đau buồn, u ám.

Thiên Hà Thủy: Nước mưa mang theo axit khiến các dụng cụ kim loại nhanh chóng bị gỉ sét, hoen mờ, làm giảm đi giá trị sử dụng. Do đó, hai nạp âm này gặp nhau không mang lại cát lợi.

Tang Đố Mộc: Dâu cũng là loài thực vật thân mềm. Vì thế, gặp kiếm sắc nhọn ắt tiêu vong. Hai nạp âm này gặp nhau không mang lại cát lợi.

Sa Trung Thổ: Đất cát vấy bẩn, khiến giảm độ sắc bén, nên nó không lợi, dù Thổ sinh Kim

Thạch Lựu Mộc: Hình khắc mạnh. Cây cối tất đứt lìa

Đại Hải Thủy: Kiếm rơi xuống biển sẽ chìm mất dạng, khó có thể tìm lại. Nên sự hội họp này không mang lại cát lợi mà chỉ thêm đau buồn, tiếc nuối.

Qua đây quý bạn đã hiểu về mệnh Kiếm Phong Kim là gì rồi. Tính cách con người, màu sắc hợp mệnh và những tuổi hợp kỵ với mình. Mong rằng thông tin này đã phần nào bổ trợ giúp cho bản mệnh của quý bạn trở nên tốt hơn gặp được nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống. 

Cùng chuyên mục