Mệnh Đại Hải Thủy - Ý nghĩa và màu hợp mệnh Đại Hải Thủy

Thu gọn
Mục lục

Biển từ xưa không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông, kinh tế mà biển đã trở thành một điều thiêng liêng đối với con người. Bởi đó mà nó đã trở thành một cái tên trong ngũ hành nạp âm  Lục Thập Hoa Giáp Đại Hải Thủy. 

Advertisement

Vậy Đại Hải Thủy là gì? tính cách như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin này trong bài viết sau đây.

1 - Mệnh Đại Hải Thủy là gì?

Đây là một ngũ hành nạp âm thuộc hành Thủy. Đại là lớn, Hải là Biển, Thủy là nước, Đại Hải Thủy có nghĩa là nước ngoài biển lớn. Mệnh này cũng giống như đại dương mênh mông, có hoài bão lớn lao, có chiều dài mà có cả chiều sâu. 

Nạp âm này sẽ mang đầy đủ những tính chất của mệnh Thủy. Bên cạnh đó ẩn chứa những nét đặc trưng riêng của người thuộc Đại Hải Thủy, mang ý chí, hoài bão của biển khơi rộng lớn.

Đại Hải Thủy là gì? Mạng Đại Hải Thủy hợp &khắc tuổi nào? Đại Hải Thủy hợp nghề nghiệp gì?

Đại Hải Thủy là gì? Mạng Đại Hải Thủy hợp &khắc tuổi nào? Đại Hải Thủy hợp nghề nghiệp gì?

2 - Mệnh Đại Hải Thủy hợp với màu gì?

Bởi thuộc hành Thủy nên hợp với các màu thuộc hành Kim (Kim sinh Thủy) và hành Thủy, kỵ với các màu thuộc hành Hỏa và Mộc. Chiếu theo quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc Đại Hải Thủy hợp - kỵ với các màu sau:

  • Hợp với các màu đen, trắng, bạc, xanh dương
  • Kỵ với các màu: Đỏ, hồng, tím, vàng, nâu đất

Đây là các màu hợp - kỵ với bản mệnh, quý bạn nên lựa chọn các màu hợp để có thể bổ trợ đắc lực mang lại may mắn cho bản mệnh của mình.

3 - Những tuổi thuộc mạng  Đại Hải Thủy

Đại Hải Thủy sinh năm thuộc các tuổi Nhâm Tuất (1932 - 1982) và Quý Hợi (1923 - 1983). Trong đó:

  • Tuổi Nhâm Tuất có Thiên Can hành Thủy Địa Chi hành Thổ, đây là quan hệ tương khắc do đó người tuổi Nhâm Tuất phải trải qua nhiều khó khăn vất vả mới gặt hái được thành công
  • Tuổi Quý Hợi có Thiên Can thuộc hành Thủy, Địa chi thuộc hành Thủy là mối quan hệ tương hòa. Đây được coi là một tuổi đẹp có can chi hòa hợp, cuộc đời an nhàn hơn nhiều so với tuổi Nhâm  Tuất, gặp nhiều may mắn thành công cũng đến dễ dàng hơn.

4 - Tính cách người mệnh Đại Hải Thủy như thế nào?

Người thuộc mệnh Thủy nói chung và Đại Hải Thủy nói riêng đều mang những đặc trưng tính cách là người thông minh, khéo léo, vui vẻ hòa đồng và hoạt bát. Đây chính là biển mênh mông rộng lớn cũng phần nào luận ra được tính cách con người họ là những người luôn hướng tới những điều vĩ mô, có tầm cỡ, không thích thích những điều vụn vặt, với mục tiêu vươn tới những điều to lớn.

Dòng nước biển khơi không bị bó buộc bởi bất cứ giới hạn nào, bởi thế con người Đại Hải Thủy cũng là người yêu tự do, tôn sùng sự tự do. Không ai có thể trói buộc, ép họ theo khuôn mẫu được. Như cũng chẳng ai có thể giới hạn được nước, dù có kìm hãm nó cũng sẽ tìm cách để vượt qua những giới hạn mà người khác đặt ra. 

Giữa biển lớn mênh mông chẳng thể nào tồn tại độc lập được, họ tin và hiểu ý nghĩa của sự đoàn kết. Người thuộc nạp âm này là những người sống theo phương châm vì cộng đồng. Sự thành công của những người mệnh này đằng sau luôn là sự giúp đỡ, hỗ trợ đắc lực của đồng nghiệp, của những người xung quanh. 

Trong tình yêu người thuộc mệnh Đại Hải Thủy là yêu rất chân thành mà mãnh liệt. Tình cảm của họ nhẹ nhàng chứ không dữ dội như sóng biển khơi, hay như những gì thể hiện ở bề ngoài. Họ rất dễ thu hút người kahcs, mỗi lần gặp đều cho đối phương những ấn tượng không phai.

5 - Mệnh Đại Hải Thủy hợp với nghề gì?

Luôn theo đuổi những điều mới mẻ, ở những chân trời mới, người thuộc Đại Hải Thủy hợp với nghề gì? Công việc phù hợp đó là những ngành như du lịch thương mại, ngoại giao, phiên dịch hay biên tập viên. 

Trong công việc hay mọi mặt thì những người tuổi Quý Hợi vẫn có những may mắn hơn so với tuổi Nhâm Tuất.

6 - Mệnh Đại Hải Thủy hợp với mệnh nào?

Hải Trung Kim: Thủy sinh Kim theo nguyên lý ngũ hành. Trên thực tế, biển lớn cũng là vừa là nơi bồi tụ thêm kim loại lại vừa là nơi che chở, bao bọc cho Hải Trung Kim. Nên hai nạp âm này kết hợp chắc chắn sẽ sinh ra cát lợi và mở ra một thời kỳ dồi dào, sung túc.

Giản Hạ Thủy: Hai nạp âm này tương hòa, nhưng nó liên hệ ít, đại dương mênh mông, mặn chát, còn nước ngầm thì ngọt, mát. Sự kết hợp này đưa lại may mắn nhỏ

Tuyền Trung Thủy: Hành Thủy hội tụ. Nước suối đổ về biển sẽ càng làm cho đại dương thêm mênh mông, rộng lớn và dồi dào hơn. Do đó, sự kết hợp này có mang đến cát lợi và hứa hẹn mở ra một tương lai viên mãn, trọn vẹn.

Tích Lịch Hỏa: Mặc dù Thủy khắc Hỏa theo nguyên lý ngũ hành. Tuy nhiên, trong trường hợp này, sự kết hợp của cả hai lại đem đến cát lợi và thành công ngoài mong đợi bởi sự phối hợp vô cùng ăn ý giữa một bên là túc trí đa mưu, một bên là dữ dội, kiên định.

Thiên Hà Thủy: Thủy - Thủy trùng phùng. Giữa hai mệnh này có sự tương hỗ cho nhau rất tốt. Bởi nước mưa làm cho mực nước biển thêm dồi dào. Ngược lại, biển cũng bốc hơi nước để tạo nên những cơn mưa. Nên nếu kết hợp sẽ rất dễ tạo nên thành công lớn.

Đại Khê Thủy: Biển khơi luôn mênh mông, rộng lớn và không bao giờ cạn khô là vì luôn có sông suối cung cấp nguồn nước. Do đó, sự kết hợp chắc chắn mang lại đại cát đại lợi và thành công rực rỡ.

Đại Hải Thủy: Biển gặp biển, anh em song hành để cùng mở ra một đại dương bao la, rộng lớn. Do đó, sự gặp gỡ này sẽ sinh ra đại cát lợi và thành tựu vĩ đại.

Lư Trung Hỏa: Lửa trong lò với nước biển lớn ít gần như không có cơ hội gặp nhau trong thực tế. Nhưng xét về bản chất, lửa gặp nước lớn chắc chắn sẽ bị tắt lịm. Do đó, hai nạp âm này kết hợp sẽ gây thiệt hại nặng nề cho Lư Trung Hỏa.

Đại Lâm Mộc: Một là nơi rừng cao, một là nơi biển sâu. Hai sự vật gần như không có mối liên hệ và tương tác nào với nhau. Tuy nhiên, xét về bản chất, nước lớn có thể làm cây trôi nổi, phiêu dạt nên cuộc gặp gỡ giữa hai nạp âm này không khả thi, không sinh ra cát lợi.

Lộ Bàng Thổ: Hai sự vật này không có mối liên hệ, tương tác với nhau trong thực tế. Nhưng vì thuộc tính Thổ khắc Thủy trong ngũ hành nên cuộc gặp gỡ này không sinh ra cát lợi.

Kiếm Phong Kim: Cuộc hội ngộ này không đem đến cát lợi như mong muốn bởi kim loại gặp nước biển tất bị thiệt hại, gỉ sét, hoen ố. Nếu kết hợp sẽ chỉ có thất bại, đau thương và u sầu.

Sơn Đầu Hỏa: Lửa kỵ nước. Do đó, cuộc hội ngộ giữa hai nạp âm này không sinh ra cát lợi. Nếu kết hợp, Sơn Đầu Hỏa sẽ muôn phần thiệt hại.

Thành Đầu Thổ: Thủy - Thổ tương khắc. Trên thực tế, nước biển lớn tác động sẽ làm mất đi tính kiên cố, bền vững của đất tường thành, từ đó mà tan hoang, đổ vỡ. Vì thế, sự kết hợp này chỉ mang về kết cục bi thảm, đau thương.

Bạch Lạp Kim: Qúa trình nung luyện chế tác kim loại cần độ tinh khiết cao nên nó rất kỵ nước và tạp chất. Do đó, sự gặp gỡ này không cát lợi, mà gây thiệt hại lớn cho Bạch Lạp Kim.

Dương Liễu Mộc: Thủy sinh Mộc. Tuy nhiên, nước biển mặn chát không phải là môi trường dinh dưỡng tốt cho cây dương liễu. Ngược lại, nó còn khiến cho cây cối lênh đênh, phiêu dạt. Do đó, 2 nạp âm này gặp gỡ chỉ gây nên sự tổn thương, đau buồn.

Ốc Thượng Thổ: Đất ngói khó có thể vẹn toàn trước sức mạnh của dòng nước biển. Cho nên, hai nạp âm này gặp gỡ sẽ khó mà làm nên đại sự.

Tùng Bách Mộc:  Hai nạp âm này ít có cơ hội tương tác với nhau trong thực tế. Tuy nhiên, nếu có hội ngộ thì cũng không mang lại kết quả tốt đẹp bởi nước biển mặn không phải là nguồn dinh dưỡng tốt cho cây tùng bách. Đó là chưa kể, nước biển có thể khiến cho cây lênh đênh, trôi nổi.

Trường Lưu Thủy: Thủy - Thủy hội ngộ. Nước sông lớn đổ về biển càng giúp biển thêm dồi dào, mênh mông. Sự kết hợp giữa hai nạp âm này tất mở ra một thời kỳ hưng thịnh, vững mạnh.

Sa Trung Kim: Kim chìm đáy biển. Nếu gặp gỡ, Sa Trung Kim lâu ngày cũng tất biến thành Hải Trung Kim. Do đó, hai nạp âm này gặp gỡ không cát lợi và thiệt hại đôi đường.

Sơn Hạ Hỏa: Thủy khắc Hỏa. Lửa gặp nước ắt bị dập tắt. Nên sự kết hợp này không những không cát lợi mà còn hung hại.

Bình Địa Mộc: Cây đồng bằng vốn là những cây thân mềm, sức sống yếu nên khó mà đứng vững trước tác động của nước biển. Do đó, cuộc hội ngộ này không cát lợi mà chỉ đem lại thiệt hại, khó khăn.

Bích Thượng Thổ: Thủy - Thổ tương khắc, nước biển đông mênh mông vô tận có thể nhấn chìm mọi thứ. Nên cuộc hội ngộ này chỉ mang thêm đau thương, u sầu cho Bích Thượng Thổ.

Kim Bạch Kim: Kim chìm đáy biển khó mà tìm lại được. Do đó, sự hội ngộ giữa hai nạp âm này không sinh cát lợi mà chỉ để lại u buồn, nuối tiếc.

Phúc Đăng Hỏa: Thủy khắc Hỏa. Trước sức mạnh của biển lớn, ngọn đèn nhỏ khó có thể tồn tại. Hơn nữa, các chi Thìn, Tuất, Tỵ Hợi đều xung khắc nên cuộc hội ngộ này chỉ mang đến khung cảnh tan hoang, tiêu điều.

Đại Dịch Thổ: Thủy - Thổ tương khắc. Thực tế, thủy triều càng dâng cao, đất cồn bãi ngày càng tiêu biến. Vì thế, hai nạp âm này gặp gỡ sẽ không mang lại cát lợi mà chỉ tồn tại mối quan hệ cạnh tranh quyết liệt.

Thoa Xuyến Kim: Sự gặp gỡ này không sinh cát lợi, chỉ gây nên sự mất mát. Vì thực tế, trang sức gặp nước biển tất bị mài mòn, chìm sâu và mất đi giá trị sử dụng..

Tang Đố Mộc: Nước biển mặn làm cây dâu héo úa, tàn lụi. Hơn nữa,  cuộc đấu tranh giữa biển xâm hại và các bãi bồi (môi trường sinh trưởng của cây dâu) luôn luôn diễn ra. Nên hai mệnh này kết hợp chỉ sinh ra mâu thuẫn, cạnh tranh một mất một còn.

Sa Trung Thổ: Nước biển nhấn chìm mọi thứ, do đó, 2 nạp âm này không nên gặp nhau.

Thiên Thượng Hỏa: Thực tế, nước biển sẽ cạn dần nếu như bị tác động lâu dài bởi nắng gắt. Do đó, sự gặp gỡ này không đem lại kết quả tốt.

Thạch Lựu Mộc: Sức sống của cây lựu sẽ không thể chịu đựng được tác động của nước mặn, do đó, sự gặp gỡ này không đem lại cát lợi.

Qua đây có thể thấy rằng mệnh Đại Hải Thủy, hay những người thuộc Đại Hải Thủy là những con người luôn ấp ủ những hoài bão lớn lao, chắc chắn rằng thành công sẽ theo gót chân họ. Nhưng cần phải chú ý những tuổi, màu hợp kỵ với bản mệnh để có thể mang lại những may mắn, tài lộc hơn nữa. 

Hi vọng rằng nội dung mà tuvidongtay.com cung cấp trên đây đã giúp ích rất nhiều, mong quý bạn tiếp tục ủng hộ chúng tôi bằng việc theo dõi các bài viết sau.

Cùng chuyên mục